Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Brazil đạt 1,04 tỷ USD, tăng 35,78% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Brazil có mức tăng trưởng khá gồm: Xơ sợi dệt các loại; điện thoại và linh kiện; túi xách, vali, mũ, ô dù; hàng dệt may…

Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Brazil trong 9 tháng đầu năm 2014 là điện thoại các loại và linh kiện, trị giá 346,56 triệu USD, chiếm 33% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 138,87% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil có mức tăng trưởng mạnh: hàng thủy sản tăng 21,11%; hàng dệt may tăng 35,55%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 64,56%; xuất khẩu túi xách, ví, vali, mũ và ôdù tăng 34,35%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 45%; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 47,49 triệu USD, tăng 101,01% so với cùng kỳ năm trước- là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Brazil trong 9 tháng đầu năm 2014.

Với lợi thế về giá cả và chi phí, doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh giao thương để tăng kim ngạch xuất khẩu sang Brazil, nhất là khi Chính phủ Brazil đã giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Brazil, Brazil là một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam kể cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Thứ nhất, Braxin là thị trường rộng lớn, vị trí kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới với dân số hơn 200 triệu người. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế, nhất là các triển lãm quốc tế tại trung tâm kinh tế São Paulo, qua đó khảo sát tiềm năng, nhu cầu thị trường và thiết lập quan hệ với đối tác bạn hàng, tiếp cận với hệ thống trung tâm phân phối xuất khẩu, nhập khẩu tại Brazil và khu vực Nam Mỹ.

Thứ hai, tận dụng lợi thế về giá cả và chi phí sản xuất của hàng hóa Việt Nam, chính sách Brazil giảm thuế nhập khẩu đối với hàng nghìn mặt hàng.

Hiện nay, chi phí sản xuất một số mặt hàng nội địa của Brazil còn cao hơn cả một số nước công nghiệp bắc Mỹ, năng suất còn thấp, tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, tính cạnh tranh hàng hóa chưa cao. Dung lượng chỉ đáp ứng 80 % nhu cầu về thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng.

Điều kiện và lợi thế sản xuất hàng hóa của Việt Nam góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Brazil 9 tháng đầu năm 2014

Mặt hàng XK
9Tháng/2013
9Tháng/2014

 Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

 
Trị giá (USD)
Trị giá (USD)
 Trị giá
Tổng
768.699.201
1.043.725.820
+35,78
Điện thoại các loại và linh kiện
145.086.896
346.569.538
+138,87
Giày dép các loại
210.780.252
202.798.265
-3,79
Hàng thủy sản
78.824.056
95.463.914
+21,11

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

70.714.748
66.521.883
-5,93

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

71.918.888
55.350.050
-23,04
Hàng dệt may
36.809.918
49.895.995
+35,55
Xơ, sợi dệt các loại
23.626.408
47.491.328
+101,01
Phương tiện vận tải và phụ tùng
30.311.776
38.839.499
+28,13

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

7.586.586
12.484.811
+64,56
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
9.131.734
12.268.071
+34,35
Vải mành, vải kỹ thuật khác
 
11.467.803
 
Cao su
14.149.452
11.324.143
-19,97
Sản phẩm từ sắt thép
11.149.355
10.919.624
-2,06
Sắt thép các loại
 
8.320.536
 
Clanhke và xi măng
 
3.772.555
 
Sản phẩm từ cao su
3.043.394
3.731.487
+22,61
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
1.310.733
1.900.608
+45
Kim loại thường khác và sản phẩm
2.166.632
267.102
-87,67

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 
83.873
 

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 
83.873
 
 

Nguồn: Vinanet