Để hàng Việt Nam có thể cạnh tranh tốt ở Cămpuchia thì doanh nghiệp Việt Nam nên kết hợp cả 3 phương thức: đầu tư 100% vốn của Việt Nam; kết hợp, liên kết với các đối tác Cămpuchia và hợp tác đa phương Việt Nam, Cămpuchia với các đối tác khác để có thể huy động vốn, công nghệ và thuận tiện lo đầu ra cho sản phẩm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh cho biết, việc hợp tác giữa Việt Nam và Cămpuchia có nhiều lợi thế nhờ hai bên có thể bổ sung cho nhau những thế mạnh vốn có. Tình hình thương mại giữa hai nước đang tiến triển khá khả quan. Dự kiến, tới năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Cămpuchia đạt 2 tỷ USD, song tới năm 2008 đã đạt 1,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất của Việt Nam sang Cămpuchia đạt hơn 1,45 tỷ USD. 8 tháng năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Cămpuchia đạt 726,32 triệu USD, giảm 29,52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Chuyên viên Vụ kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong lĩnh vực đầu tư, Cămpuchia tiếp tục cải thiện thể chế và chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài như đơn giản hoá, thuận tiện hoá các thủ tục, miễn giảm 20% thuế doanh nghiệp trong thời gian khởi nghiệp (3 năm), các doanh nghiệp được tự do chuyển hướng lợi nhuận, khuyến khích tái đầu tư, miễn trừ hoàn toàn thuế nhập khẩu và không đánh thuế xuất khẩu. Chính phủ cũng ra các quy định về bảo hộ đầu tư như đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư, không quốc hữu hoá, không hạn chế tham gia vốn cổ phần… Tuy nhiên, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Cămpuchia còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng.

Tính đến tháng 2/2009, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Cămpuchia 39 dự án, với tổng vốn đầu tư 21,2 triệu USD. Các dự án đầu tư của Việt Nam vào Cămpuchia chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, dịch vụ và công nghiệp. Năm 2008, tổng số vốn đầu tư của Việt nam vào Căpuchia chỉ đạt 7,5 triệu USD, giá trị tài sản cố định là 20,86 triệu USD, đứng thứ 10 trong 17 nước đầu tư về tài sản cố định.

Để có thể thâm nhập sâu hơn thị trường Cămpuchia, khi doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh thương mại vào Cămpuchia trước hết cần nghiên cứu về hệ thống pháp lý, về tập quán, các nguồn lực của Cămpuchia cũng như tình hình chính trị, xã hội; các nguồn nguyên liệu, điều kiện phát triển kinh doanh… Ngoài ra, cần nghiên cứu về các lĩnh vực mà doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Cămpuchia tháng 8, 8 tháng năm 2009

Chủng loại

Tháng 8/2009

8 tháng 2009

 

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu

 

91.843.617

 

726.317.010

Trong đó:

 

 

 

 

Hàng thuỷ sản

 

1.523.446

 

11.075.846

Hàng rau quả

 

319.381

 

2.521.226

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

 

2.699.642

 

23.192.793

Xăng dầu các loại

58.449

33.951.534

631.141

296.742.792

Hoá chất

 

286.079

 

1.816.502

Sản phẩm hoá chất

 

1.772.448

 

16.146.041

Chất dẻo nguyên liệu

257

260.783

3.435

3.722.270

Sản phẩm từ chất dẻo

 

2.943.030

 

24.981.217

Sản phẩm từ cao su

 

236.251

 

1.996.734

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

173.359

 

1.130.815

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

710.742

 

7.043.192

Hàng dệt, may

 

2.131.350

 

19.907.830

Sản phẩm gốm, sứ

 

737.074

 

4.959.926

Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh

 

178.906

 

2.138.375

Sắt thép các loại

18.211

11.498.618

136.862

83.854.480

Sản phẩm từ sắt thép

 

4.474.259

 

38.453.758

Máy móc, tbị, dụng cụ phụ tùng khác

 

4.294.631

 

25.811.935

Dây điện và dây cáp điện

 

1.377.045

 

5.176.097

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

513.683

 

6.958.697

Nguồn: Vinanet