(VINANET)- Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan tăng trung bình 15%/năm tính từ năm 2002 đến nay. Trong năm 2012, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan đạt trị giá trên 2,47 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê của TCHQ, trong 5 tháng đầu năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 1.137.762.006USD, tăng 23,7%  so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) sau Đức và Anh.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; hàng dệt may; hạt điều; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thuỷ sản... Trong đó, mặt hàng điện thoại các loại & linh xuất khẩu sang Hà Lan đạt 262.524.330 USD, tăng 157,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là mặt hàng có trị giá xuất khẩu đạt cao nhất sang thị trường này. Một số mặt hàng có mức tăng trưởng về trị giá tiếp theo trong 5 tháng đầu năm 2013 gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 32,1%; giày dép các loại tăng 14,3%; hàng dệt may tăng 6,3%... Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hà Lan trong 5 tháng đầu năm 2013 sụt giảm kim ngạch so cùng kỳ như: hàng thủy sản giảm 20,5%; hạt điều giảm 12,2%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 4,6%; hạt tiêu giảm 21,2%;...

Hà Lan được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường EU, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với nội địa EU; chiếm 57% tổng số các trung tâm phân phối; đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở các lĩnh vực giao nhận kho vận, công nghiệp hóa chất… Những lợi thế về kinh tế, thương mại, xuất khẩu của Hà Lan sẽ hỗ trợ hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU thuận lợi hơn. Năm 2013, xuất khẩu sang thị trường châu Âu ước đạt 24,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hà Lan kim ngạch dự kiến đạt 2,7 tỷ USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Hà Lan tháng 5, 5 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK T5/2013
KNXK 5T/2013
KNXK 5T/2012
% so sánh
Tổng KN
273,690,958
1,137,762,006
918,594,775
23.86
điện thoại các loạivaf linh kiện
78,467,209
262,524,330
102,076,285
157.18
máy vi tính, spham điện tử và linh kiện
37,565,851
220,148,252
166,340,752
32.35
giày dép các loại
39,707,466
142,832,837
124,841,692
14.41
hàng dệt, may
25,792,104
94,953,607
88,704,989
7.04
hạt điều
16,513,395
58,304,167
66,292,453
-12.05
Hàng thủy sản
10,555,705
46,771,805
58,785,694
-20.44
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
10,836,612
43,902,452
40,014,735
9.72
sản phẩm từ chất dẻo
8,179,547
35,322,105
34,403,024
2.67
gỗ và sản phẩm gỗ
4,319,036
26,098,996
27,340,295
-4.54
hạt tiêu
4,870,034
25,187,357
31,972,477
-21.22
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
4,908,915
22,110,731
20,219,996
9.35
sản phẩm từ sắt thép
3,308,561
21,296,350
13,312,846
59.97
cà phê
3,129,916
17,103,034
16,647,333
2.74
phương tiện vân tải và phụ tùng
4,251,224
15,000,646
35,610,551
-57.88
hàng rau quả
2,282,263
8,333,152
9,879,700
-15.65
gạo
1,532,220
4,758,912
1,018,055
367.45
hóa chất
713,152
3,720,503
365,824
917.02
bánh kẹo và spham từ ngũ cốc
649,579
2,520,671
1,537,135
63.99
sản phẩm mây, tre, cói thảm
203,634
2,045,718
1,749,884
16.91
cao su
115,214
1,836,353
4,470,892
-58.93
sản phẩm gốm, sứ
300,888
1,552,694
2,436,775
-36.28
sản phẩm từ cao su
329,655
1,369,228
961,832
42.36
sản phẩm hóa chất
197,546
930,925
713,165
30.53
đá quý,kim loại quý và sản phẩm,
64,790
180,219
 
#DIV/0!
than đá
 
 
361,800
-100.00

(Nguồn số liệu: TCHQ)

Được biết, kể từ ngày 3/3/2013, Hà Lan sẽ cấm nhập khẩu và bán gỗ khai thác bất hợp pháp. Lệnh này áp dụng cho cả các sản phẩm được làm từ gỗ khai thác bất hợp pháp như khung cửa sổ, bàn ghế để vườn hoặc hàng rào…như vậy doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), những quy định mới của Hà Lan về nhập khẩu gỗ nhằm thực thi đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản), trong năm 2013, các quốc gia ở thị trường EU sẽ quyết liệt hơn trong việc quản lý khai thác gỗ bất hợp pháp tàn phá tài nguyên, ảnh hưởng xấu tới xã hội.

Cụ thể, theo quy định mới của Hà Lan, các nhà nhập khẩu không tuân thủ theo lệnh cấm này có thể bị phạt làm lao động công ích, phạt tiền tối đa 79.000 euro hoặc bị tù tối đa 2 năm; hàng hóa sẽ bị tịch thu và tạm thời bị ngừng kinh doanh.

Tổng thư ký Vietfores cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế EU còn khó khăn, với việc các quốc gia EU tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm gỗ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.

Trước khi Hà Lan ban hành quy định mới về nhập gỗ, gỗ khai thác bất hợp pháp tại nước xuất xứ và các sản phẩm được làm từ gỗ khai thác bất hợp pháp vẫn được phép nhập khẩu vào Hà Lan.

Theo Bộ Công Thương, Cơ quan an toàn thực phẩm và hàng tiêu dùng của Hà Lan (VWA) sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện luật mới này. Hà Lan hiện có khoảng 5.000 công ty chịu ảnh hưởng của lệnh cấm. Từ ngày 3-3-2013, các công ty này phải chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu, VWA sẽ là cơ quan kiểm tra những quy định này.

Nguồn: Vinanet