(VINANET) -  FTA Việt Nam - Hàn Quốc vừa được ký kết tạo ra động lực mới cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn tiên phong trong đầu tư và đón bắt cơ hội này từ rất sớm.

Kết thúc Quí I/2015, Việt Nam đã nhập khẩu từ Hàn Quốc 6,5 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 19% so với Quí I/2014.

Trong Quí đầu tiên của năm 2015, các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc có kim ngạch đạt trên 100 triệu USD chiếm tới 66%, trong đó máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng kim ngạch, tăng 4,47% so với Quí I/2014. Mặt hàng đạt kim ngạch lớn thứ hai là máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 90,5%...

Trong những mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc trong Quí I/2015, thì một số mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang Việt Nam với tốc độ tăng trưởng dương trên 100% như: sản phẩm từ sắt thép tăng 120,1%; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 167,65%; hàng thủy sản tăng 175,3%; phân bón các loại tăng 212,23%; nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 148,52%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc Quí I/2015 – ĐVT: USD

 
KN Quí I/2015
KN Quí I/2014
+/- (%)
Tổng kim ngạch
6.556.122.217
5.509.265.833
19,00
Hàng thủy sản
21.933.597
7.967.080
175,30
Sữa và sản phẩm sữa
4.330.824
2.851.038
51,90
Hàng rau quả
1.385.096
1.358.732
1,94
Dầu mỡ động thực vật
1.396.858
1.130.329
23,58
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
3.048.526
1.980.381
53,94
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
9.260.563
6.717.158
37,86
Quặng và khoáng sản khác
1.846.941
954.093
93,58
Xâng dầu các loại
36.132.645
194.081.692
-81,38
Khí đốt hóa lỏng
1.382.871
928.082
49,00
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
34.373.830
26.040.882
32,00
Hóa chất
61.685.541
79.262.839
-22,18
Sản phẩm hóa chất
110.143.881
92.583.446
18,97
Nguyên phụ liệu dược phẩm
1.832.306
737.276
148,52
Dược phẩm
35.879.777
36.571.871
-1,89
Phấn bón các loại
12.115.690
3.880.368
212,23
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
11.912.433
6.697.372
77,87
Chất dẻo nguyên liệu
280.798.274
281.374.765
-0,20
Sản phẩm từ chất dẻo
274.591.576
187.663.865
46,32
Cao su
29.166.783
30.281.714
-3,68
Sản phẩm từ cao su
22.347.414
22.521.671
-0,77
Gỗ và sản phẩm gỗ
1.788.985
3.403.089
-47,43
Giấy các loại
34.043.797
35.661.924
-4,54
sản phẩm từ giấy
13.424.039
13.175.930
1,88
Bông các loại
463.425
700.957
-33,89
Xơ, sợi dệt các loại
40.584.941
39.314.543
3,23
Vải các loại
381.736.489
386.493.354
-1,23
Nguyên phụ liệu, dệt, may da giày
166.638.632
173.652.128
-4,04
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
5.980.110
4.982.546
20,02
Sắt thép các loại
280.046.866
247.330.018
13,23
Sản phẩm từ sắt thép
362.787.701
164.827.075
120,10
Kim loại thường khác
235.749.078
190.720.872
23,61
Sản phẩm từ kim loại thường khác
43.460.701
32.977.416
31,79
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
1.478.004.771
1.414.797.468
4,47
Hàng điện gia dụng và linh kiện
8.479.778
6.947.460
22,06
Điện thoại các loại và linh kiện
550.680.504
577.921.965
-4,71
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
72.029.816
96.027.540
-24,99
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
1.463.682.460
768.047.369
90,57
Dây điện và dây cáp điện
35.173.788
27.669.715
27,12
Ô tô nguyên chiếc các loại
127.170.686
47.513.301
167,65
Linh kiện, phụ tùng ô tô
119.749.467
110.267.983
8,60
Phương tiện vân tải khác và phụ tùng
9.821.606
11.648.976
-15,69

Đối với lĩnh vực đầu tư trong ngành dệt may thì từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc liên tục chọn Việt Nam là điểm đến cho các dự án của mình. Nửa cuối năm 2014, chỉ tính riêng tỉnh Thanh Hóa đã đón nhận 2 dự án từ Hàn Quốc là: Dự án Nhà máy may xuất khẩu S&H Vina do Công ty TNHH S&H Vina thực hiện (tổng mức đầu tư 20 triệu USD); Dự án Nhà máy may Việt Pan - Pacific Thanh Hóa do Công ty TNHH Việt Pan – Pacific Thanh Hóa thực hiện (tổng mức đầu tư hơn 8,5 triệu USD).

Năm 2015, chỉ riêng vài tháng đầu, các thông tin liên tục về đầu tư dệt may của Hàn Quốc đã trở thành điểm sáng trong thu hút FDI của Việt Nam. Tiêu biểu, cuối tháng 3/2015, Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hàng may mặc Onewoo tại Cụm công nghiệp Hà Lam, Chợ Được (Bình Định) của do Công ty One Woo- Hàn Quốc làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD đã được UBND tỉnh Bình Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Cũng trong thời gian này, Dự án đầu tư Nhà máy dệt, nhuộm, may Tam Thăng, Tam Kỳ của Công ty PanKo Tam Thăng, với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD cũng đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư từ UBND tỉnh Bình Định.

Dự án thứ 3 về dệt may trong năm nay của Hàn Quốc là Dự án Nhà máy may In Kyung Vina Co.; Ltd. Dự án này vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp nhận chủ trương đầu tư vào ngày 21/4. Dự án do Công ty In Kyung Apparel Co.Kr (Hàn Quốc) thực hiện với tổng mức đầu tư 5,1 triệu USD (100% vốn FDI). Khi dự án hoàn thành sẽ tạo ra khoảng 1.400 lao động cùng năng suất 11 triệu sản phẩm/năm.

4 tháng đầu năm 2015, Hàn Quốc đứng thứ nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 908,88 triệu USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc và đã có 4 nhà máy tại Việt Nam, song Công ty Poong In Vina (100% vốn Hàn Quốc) đã tăng thêm 4 triệu USD vốn đầu tư để mở rộng nhà máy thứ 5 tại Bình Dương. Trong kế hoạch của mình, Poong In Vina có thể sẽ xây dựng tiếp nhà máy thứ 6 và 7 tại Việt Nam.

Mới đây nhất, ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã chính thức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Hyosung Đồng Nai để xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư 660 triệu USD. Dự án này khi hoàn thành sẽ là nơi sản xuất và gia công các loại sợi, vải, nguyên phụ liệu dùng để sản xuất sợi spandex… Dù dự án này được đầu tư thông qua công ty con ở Thổ Nhĩ Kỳ song Hyosung lại là tập đoàn của Hàn Quốc. Đây là dự án thứ 2 của Hyosung tại Việt Nam. Được biết, sản phẩm từ các nhà máy này chủ yếu dùng cho xuất khẩu.

Hương Nguyễn

Nguồn: Vinanet/Báo công thương điện tử

 

 

 

 


Nguồn: Vinanet