(VINANET) – Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2015, đạt 4,47 tỷ USD, chiếm gần 19,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ 1,1 tỷ USD, tăng 20,11% so với cùng kỳ năm 2014. Việt Nam nhập từ Hoa Kỳ các mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử, thức ăn gia súc và nguyên liệu, máy móc thiết bị dụng cụ, đậu tương, bông, hàng thủy sản, ô tô nguyên chiếc các loại, sắt thép…

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch lớn nhất 247,8 triệu USD, chiếm 22% tổng kim ngạch, tăng 88,57%. Mặt hàng chiếm thị phần lớn thứ hai là thức ăn gia súc và nguyên liệu, đạt 156,1 triệu USD, nhưng tăng 129,72%; kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng 30,32% đạt 145,1 triệu USD…

Trong hai tháng đầu năm, nhập khẩu từ các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 50%, trong đó nhập khẩu mặt hàng nguyên phụ liệu thuốc lá tăng vượt trội, tăng 816,16%, thứ hai là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 739,49% và phế liệu sắt thép tăng 633,46%...

 Ngược lại nhập khẩu lúa mì từ Hoa Kỳ lại giảm mạnh, giảm 98,24%, kế đến là quặng và khoáng sản giảm 82,%, dầu mỡ động thực vật giảm 63,05%...

Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ 2 tháng 2015 – ĐVT: USD

 
2T/2015
2T/2014
% so sánh với cùng kỳ
Tổng KN
1.124.349.633
936.075.989
20,11
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
247.895.519
131.458.202
88,57
thức ăn gia súc và nguyên liệu
156.166.259
67.981.924
129,72
máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
145.186.159
111.407.493
30,32
đậu tương
113.812.571
110.152.608
3,32
bông các loại
78.643.848
79.239.962
-0,75
nguyên phụ liệu dệt may, da giày
40.832.468
41.030.807
-0,48
sản phẩm hóa chất
32.745.317
32.080.231
2,07
chất dẻo nguyên liệu
32.428.267
34.415.390
-5,77
gỗ và sản phẩm gỗ
27.519.619
31.432.158
-12,45
hóa chất
19.552.415
21.919.326
-10,80
sữa và sản phẩm
16.387.634
34.683.891
-52,75
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
14.411.206
12.852.106
12,13
sản phẩm từ sắt thép
11.844.522
10.626.048
11,47
hàng rau quả
10.844.594
9.550.331
13,55
phế liệu sắt thép
10.494.041
1.430.754
633,46
dược phẩm
8.156.386
7.420.127
9,92
ô tô nguyên chiếc các loại
7.988.816
3.092.750
158,31
sản phẩm từ chất dẻo
7.149.349
7.805.709
-8,41
vải các loại
3.543.928
2.317.640
52,91
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
3.527.605
7.020.059
-49,75
Hàng thủy sản
3.238.628
1.958.136
65,39
sắt thép các loại
2.553.061
3.363.305
-24,09
sản phẩm khác từ dầu mỏ
2.390.254
4.192.020
-42,98
giấy các loại
2.325.736
2.600.525
-10,57
cao su
2.313.723
3.888.702
-40,50
sản phẩm từ cao su
2.081.488
1.725.652
20,62
linh kiện phụ tùng ô tô
2.065.587
1.509.180
36,87
phân bón các loại
2.045.503
697.931
193,08
kim loại thường khác
2.035.584
3.483.216
-41,56
nguyên phụ liệu thuốc lá
1.929.386
210.596
816,16
dây điện và dây cáp điện
1.756.438
1.128.486
55,65
sản phẩm từ kim loại thường khác
1.613.147
2.748.789
-41,31
quặng và khoáng sản khác
1.201.620
6.675.817
-82,00
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
947.253
112.837
739,49
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
813.617
2.179.547
-62,67
sản phẩm từ giấy
794.289
810.018
-1,94
dầu mỡ động thực vật
659.880
1.785.979
-63,05
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
479.481
384.772
24,61
lúa mì
164.690
9.341.231
-98,24
điện thoại các loại và linh kiện
107.245
121.873
-12,00

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)

Theo Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore, việc Việt Nam chủ động tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) làm cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ. Điều này khiến cho thị trường Việt Nam “khác biệt” so với các quốc gia khác tại khu vực ASEAN không phải là thành viên TPP.

Giới đầu tư Mỹ nhận định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu tại khu vực ASEAN do có vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện, chi phí nhân công rẻ và triển vọng tăng trưởng tích cực. Các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam như dầu khí (Exxon Mobil, Chevron…), hàng không (Boeing, ADC - HAS Airport), công nghệ thông tin (Microsoft, Intel, Apple, HP) và điện (General Electric, General Atlantis, AES…) hiện đang được các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm.

Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN cho biết, sự hấp dẫn trong môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam đã thể hiện rõ bằng sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ. Nếu như năm 2013, chỉ có 22 doanh nghiệp Mỹ đến tìm hiểu và quan tâm đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam thì năm 2014, con số này đã tăng lên 33. Sự quan tâm này sẽ càng lớn hơn khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là điều kiện thuận lợi để các công ty Mỹ gia tăng đầu tư trong đó có việc không ngừng mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận.

Theo Amcham Hồng Kông, việc Việt Nam chủ động tham gia Hiệp định TPP làm cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ, khiến cho thị trường Việt Nam “khác biệt” so với các quốc gia khác tại khu vực ASEAN không phải là thành viên TPP. Việt Nam hiện đang là sự lựa chọn ưu tiên của các công ty Mỹ có trụ sở tại Hồng Kông trong việc dịch chuyển đầu tư ra ngoài Trung Quốc. Nhiều công ty, tập đoàn lớn của Mỹ hiện đang có kế hoạch chuyển phần lớn cơ sở sản xuất sang Việt Nam như: Tập đoàn Nike, Inc, Tập đoàn dệt may Mast Industries, Ltd, P&G…

Các nhà đầu tư Mỹ cho rằng Việt Nam hiện đang có những yếu tố thuận lợi khiến các nhà đầu tư nước này quan tâm đến Việt Nam như: Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng, thị trường Việt Nam thân thiện đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; quan trọng hơn, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi và các doanh nghiệp Việt Nam rất thiện chí hợp tác; người Việt Nam ham học hỏi và chăm chỉ, cần cù, chi phí nhân công rẻ và lao động ngày càng được nâng cao về chất lượng, dân số đông với mức thu nhập đang dần được cải thiện; tình hình kinh tế xã hội ổn định. Đây là tín hiệu tốt để giảm thiểu thất nghiệp, góp phần vào sự ổn định xã hội. Với lợi thế nguồn vốn lớn, có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có lượng Việt kiều đông đảo, quan hệ thương mại quy mô lớn… cùng với những điều kiện sẵn có của Việt Nam, “Giai đoạn đầu tư thứ 4” của Mỹ vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet tổng hợp từ Số liệu thống kê TCHQ, tapchitaichinh.vn

Nguồn: Vinanet