(VINANET) - Nhật Bản hiện là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các DN FDI đóng góp 55% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Nhật là đối tác xuất nhập khẩu lớn thứ hai của nước ta, sau Trung Quốc.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết trong 10 năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã tăng gấp 4 lần giai đoạn trước. Với các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc… Việt Nam nhập siêu khá lớn thì với Nhật Bản, cán cân thương mại giữa 2 nước khá cân bằng. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu bổ trợ cho nhau phát triển chứ không cạnh tranh mạnh như các thị trường khác. Thương mại 2 nước nhiều năm qua cũng không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp như Mỹ và một số nước EU.

Trong năm 2012, kim ngạch thương mại Việt - Nhật đạt 25 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 13 tỉ USD và nhập khẩu 12 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu qua Nhật gồm dầu thô, dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ… Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này các mặt hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh như máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, linh kiện phụ tùng ô tô, sản phẩm từ chất dẻo, vải các loại…

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó xuất khẩu đạt 3,1 tỉ USD, giảm 0,07% và nhập khẩu 2,6 tỷ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian này là dầu thô, hàng dệt may, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm…. Nếu không kể dầu thô thì mặt hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 16,9% tỷ trọng, tương đương với 530,6 triệu USD, tăng 19,62%. Đáng chú ý, mặt hàng hóa chất tuy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 47,1 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 153% so với cùng kỳ.

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng như sữa và sản phẩm, sản phẩm từ chất dẻo, xơ sợi dệt các loại, vải các loại…

Dù kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng trung bình 18%/năm trong mấy năm qua nhưng thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật mới chiếm con số khiêm tốn là 1,7% nhu cầu nhập khẩu nước này. Dự kiến, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Nhật Bản năm 2013 đạt 29 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2013, thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê… là những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng qua Nhật. Đây là những mặt hàng hợp thị hiếu người tiêu dùng Nhật, an toàn vệ sinh và là mặt hàng được giảm thuế theo lộ trình Hiệp định Thương mại Tự do Việt - Nhật (VJEPA). Tuy nhiên, thách thức không nhỏ với các DN xuất khẩu là các yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm từ Nhật.

Sau nhiều năm Nhật tự quyết định chất lượng thủy sản nhập khẩu vào nước này, từ ngày 15-3, theo thỏa thuận về an toàn vệ sinh thực phẩm giữa 2 nước, Nhật chấp nhận nhiều mặt hàng thủy sản, thực phẩm của Việt Nam đã được phòng kiểm nghiệm trong nước chứng nhận sẽ không phải tái kiểm nghiệm tại Nhật. Điều này giúp DN chủ động hơn trong việc xuất khẩu qua thị trường này.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 3, 3 tháng 2013

ĐVT: USD
Mặt hàng
KNXK T3/2013
KNXK 3T/2013
KNXK 3T/2012
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch
1.251.158.847
3.123.335.158
3.125.613.564
-0,07
Dầu thô
283.676.730
575.604.441
669.478.204
-14,02
hàng dệt, may
201.251.420
530.650.718
443.629.731
19,62
Phương tiện vận tải và phụ tùng
147.394.603
410.634.770
356.373.459
15,23
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
105.633.069
286.428.252
306.976.844
-6,69
Hàng thủy sản
91.132.001
204.501.789
221.681.208
-7,75
gỗ và sản phẩm gỗ
65.033.441
174.630.634
149.122.434
17,11
giày dép các loại
35.244.670
101.408.358
90.140.368
12,50
sản phẩm từ chất dẻo
35.405.592
92.707.306
81.728.313
13,43
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
38.655.629
88.230.133
92.481.834
-4,60
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
21.691.282
57.966.894
45.819.771
26,51
hóa chất
16.424.840
47.159.994
18.640.392
153,00
cà phê
20.495.906
44.473.413
52.147.260
-14,72
Dây điện và dây cáp điện
14.870.914
40.307.081
76.152.012
-47,07
sản phẩm từ sắt thép
13.517.699
36.729.702
32.647.684
12,50
sản phẩm hóa chất
9.947.717
31.647.013
22.714.316
39,33
Than đá
10.870.446
28.871.929
42.046.051
-31,33
Kim loại thường và sản phẩm
9.642.814
26.055.777
19.589.385
33,01
sản phẩm gốm, sứ
6.228.463
18.021.035
16.123.735
11,77
giấy và các sản phẩm từ giấy
6.468.016
17.056.044
19.218.892
-11,25
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
3.460.626
14.544.635
13.598.671
6,96
Hàng rau quả
628.263
13.980.912
11.240.969
24,37
sản phẩm từ cao su
5.342.232
13.661.006
17.106.297
-20,14
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
3.393.423
9.175.520
7.698.246
19,19
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
2.946.016
8.650.118
12.646.757
-31,60
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
3.254.863
8.365.826
8.776.029
-4,67
Xơ sợi dệt các loại
3.070.979
7.800.586
4.178.387
86,69
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
2.284.985
6.117.323
6.160.088
-0,69
cao su
1.597.201
5.973.815
8.401.437
-28,90
chất dẻo nguyên liệu
1.410.997
3.926.959
4.302.752
-8,73
hạt tiêu
1.234.531
3.766.587
4.169.906
-9,67
Điện thoại các loại và linh kiện
1.204.041
3.123.316
29.517.360
-89,42
Quặng và khoáng sản khác
567.000
2.628.030
5.432.089
-51,62
Hạt điều
713.026
1.740.943
1.474.130
18,10
sắt thép các loại
175.119
1.608.672
2.244.539
-28,33
sắn và các sản phẩm từ sắn
108.766
525.374
623.818
-15,78
Xăng dầu các loại
 
 
13.739.256
-100,00
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Nguồn: Vinanet