Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 19,7 % so với cùng kỳ năm 201 2 - tương đương tăng 4,88 tỷ USD, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10%.
 
Đây là dấu hiệu chứng tỏ các doanh nghiệp đang dần hồi phục khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa cho thị trường, đặc biệt là trên thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng cao nhất, tăng 31,8%, trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản giảm nhẹ 0,3% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chỉ tăng nhẹ 1,2%.
 
Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể, so với tỷ trọng của quý I/2012 thì quý I/2013 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 63,3% lên 69,7%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 10,45% xuống còn 8,84%; nhóm hàng nông lâm sản giảm từ 19% xuống còn 15,8%.
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao có sự đóng góp lớn của các ngành hàng có vốn đầu tư nước ngoài như máy vi tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép... Điều này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc nhiều vào những nhóm mặt hàng này. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước bắt đầu khôi phục và có xu hướng tăng dần. Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp lớn của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu không kể dầu thô xuất khẩu khối này tăng 27,1%, điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường sẵn có vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước so với cùng kỳ năm 2012 tăng 10,1%, trong khi đó cùng kỳ năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 không tăng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hoá quý I / 201 3 không được lợi về giá. Không chỉ giá bình quân xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm mà giá bình quân xuất khẩu của tất cả các mặt hàng thuộc nhóm nhiên liệu, khoáng sản cũng giảm, thậm chí nhiều mặt hàng giá xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ. Do giá xuất khẩu giảm đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản giảm khoảng 127 triệu USD ; nhóm nhiên liệu và khoáng sản giảm 328 triệu USD. Tính chung kim ngạch xuất khẩu của 2 nhóm này đã giảm 456 triệu USD. Cùng với giảm giá, l ượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cũng cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (cụ thể như mặt hàng cà phê). Vì vậy, các giải pháp như mua tạm trữ, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng, tìm kiếm thị trường cần phải được thúc đẩy.

Để đáp ứng yêu cầu về giảm dần nhập siêu, các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu vẫn cần được duy trì. Lần đầu tiên kể từ tháng 10/2012, tháng 3 /2013, Việt Nam nhập siêu trở lại với giá trị nhập siêu 300 triệu USD. Trong khi đó, m ục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm tăng 1 0 %, tức là phải đạt 126,1 tỷ USD. Ba tháng đầu năm đã đạt hơn 2 9,68 tỷ USD, bằng 2 3,5 % kế hoạch (bình quân 1 tháng đạt 9,89 tỷ USD). Chín tháng tiếp theo phải đạt trên 96,42 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt hơn 10,7 tỷ USD. Theo cơ cấu xuất khẩu của các quý của những năm trước và xu hướng nền kinh tế thế giới phục hồi chậm thì đây là con số phải rất nỗ lực mới thực hiện được.
 
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tập trung tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, không để lệ thuộc quá lớn vào một thị trường; triển khai thực hiện tốt Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 1 nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, phổ biến kịp thời thông tin thị trường; sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật.
 
Cùng với việc theo dõi sát sao, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện tốt việc mua tạm trữ hàng hoá để giữ giá xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng... góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các hiệp hội ngành hàng (dệt may, đồ gỗ, cà phê, gạo, thủy sản) và các doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kịp thời nắm bắt thông tin, tình hình, kiến nghị từ các Hhệp hội ngành hàng và doanh nghiệp để có hướng giải quyết.

Bộ Công Thương cũng ưu tiên cấp tín dụng, bảo đảm đủ vốn cho nông dân và doanh nghiệp mua gom nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa ngoại tệ trong giao dịch; có quy chế để ngân hàng thương mại bảo đảm lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu vay theo quy định, không phát sinh thêm chi phí. Ngoài ra, Bộ cũng tích cực tham gia đàm phán các Hiệp thương mại tự do để tạo thị trường cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như Hiệp định TPP, Hiệp định Việt Nam - EU, Hiệp định Việt Nam - EFTA, Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan Nga, Bêlarút và Cadắcxtan.
(TTXVN)

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam