Đây là những quốc gia có bình quân GDP đầu người cao: 30.000 USD một năm. Thuế thu nhập rất cao. Những người thu nhập cao phải trả hơn 50% thu nhập vào thuế. So với nhiều nước Châu Âu khác, người dân Scandinavia có xu hướng chi tiêu nhiều vào nhà cửa hơn các mặt hàng khác. Nhà cửa chiếm khoảng 20% chi tiêu của một hộ gia đình, trong khi chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chỉ chiếm từ 13% đến 15%.
 
Trong kinh doanh, giữa ba quốc gia có ít rào cản. Có rất nhiều công ty đa quốc gia lớn của Scandinavia hoạt động tại cả ba nước này. Về hoạt động ngoại thương, cả ba nước này đều có những phát triển mạnh. Đan Mạch, là nước công nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khác với hầu hết các nước phát triển khác, ngành công nghiệp Đan Mạch chủ yếu là công nghiệp nhẹ, tái chế và sản xuất thì ở mức độ chuyên môn hoá cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đan Mạch là các sản phẩm công nghiệp (chiếm 76%) bao gồm: máy móc và thiết bị điện, dược phẩm, hoá chất, các sản phẩm từ sữa và thịt, cá, đồ nội thất, động cơ và các sản phẩm may mặc sẵn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đức, Thuỵ Điển và Vương Quốc Anh. Về nhập khẩu (chỉ tính riêng hàng hoá), chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu từ Châu Âu (chiếm 72%). Các sản phẩm sử dụng trực tiếp chiếm phần lớn nhất. Số còn lại là các mặt hàng sản xuất rồi sau đó được chế biến để tiếp tục xuất khẩu. Nhóm hàng nhập khẩu thứ hai là các mặt hàng tiêu dùng, chiếm khoảng 30%. Nhập khẩu nhiên liệu hiện nay chiếm 3%.
 
Nauy là nền kinh tế xăng dầu. Nền kinh tế Nauy chủ yếu dựa trên khai thác dầu và khí đốt tại biển Bắc. Ngành khai thác này chiếm 20% GDP và 45% xuất khẩu. Các ngành thứ cấp chiếm khoảng 2% GDP của Nauy. Nông nghiệp hạn chế phát triển do các điều kiện khó khăn về khí hậu và địa lý. Nhưng nghề rừng và đánh bắt cá vẫn quan trọng. Hoạt động ngoại thương cũng phát triển mạnh mẽ, chiếm 73% GDP. Các bạn hàng chủ yếu của Nauy là các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất (chiếm 36%) là hàng thiết bị công nghiệp. Nhóm hàng tiêu dùng chiếm 24.5% và hàng hoá vốn chiếm 21%.
 
Thuỵ Điển là nền kinh tế có tính quốc tế cao với nhiều công ty đa quốc gia. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu bao gồm máy móc và phương tiện vận chuyển gồm có ô tô (chiếm 48%), hoá chất và các sản phẩm sản xuất bao gồm giấy và các sản phẩm gỗ cũng như các thiết bị viễn thông chiếm 40%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thuỵ Điển là các nước EU, sau đó tới Hoa Kỳ (chiếm 11%) và Nauy (chiếm 8%).
 
Ưu đãi của thị trường này dành cho các nước đang phát triển: Thuế ưu đãi phổ thông EU GSP: Được áp dụng ở cả ba nước Scandinavia, mặc dù GSP của Nauy có hơi khác so với EU GSP. Theo hệ thống thuế ưu đãi phổ thông (GSP): các sản phẩm công nghiệp (với những ngoại lệ nhất định) được ưu đãi giảm thuế khi xuất khẩu vào thị trường Scandinavia. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, trừ chuối, gạo và đường, theo GSP thì những nước đang phát triển không phải chịu thuế và hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường này.
 
Để được hưởng ưu đãi thuế trong hệ thống GSP này, cần thoả mãn các điều kiện sau đây:
-         Sản phẩm phải có xuất sứ từ nước đang phát triển mà ở đó hệ thống GSP của EU hay Nauy đã từng được thực hiện.
-         Sản phẩm này phải có tên trong danh mục các sản phẩm nằm trong hệ thống GSP tương tự (EU hoặc Nauy)
-         Sản phẩm phải thoả mãn các yêu cầu về xuất sứ
-         Sản phẩm phải có các tài liệu chứng minh kèm theo (bằng chứng của xuất xứ)
-         Vận chuyển phải được thực hiện trực tiếp từ nước xuất xứ tới Scandinavia (hoặc thông qua một nước EU khác hoặc Thuỵ Sỹ)
-         Vào thời điểm thông quan, nhà nhập khẩu phải khai báo để được hưởng miễn trừ thuế.
 
 

Nguồn: Tin tham khảo