(VINANET) – Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản đã đầu tư tại Việt Nam  25 dự án cấp mới và 17 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 169,83 triệu USD.  Tính lũy kế đến hết tháng 2/2015, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam là 37,37 tỷ USD, chỉ đứng thứ hai sau Hàn Quốc với vốn đăng ký là 37,84 tỷ USD.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.316 dự án và tổng số vốn đăng ký là 31,11 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng ở vị trí thứ 3 với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư).

Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với tổng vốn đăng ký là 9,68 tỷ USD (chiếm 26% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội với 636 dự án, với với tổng vốn đầu tư  là 4,08 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng  thứ 3 với tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư).

Không chỉ là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, Nhật Bản còn là một trong những thị trường cung cấp hàng hóa chủ lực sang Việt Nam, chỉ đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc ,  đạt kim ngạch 2,1 tỷ USD, tăng 25,36% so với cùng kỳ năm 2014.

Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản các chủng loại hàng như: sắt thép, linh kiện phụ tùng ô tô, vải các loại, ô tô nguyên chiếc, phế liệu sắt thép…. trong đó mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm thị phần lớn, chiếm 53,2% tổng kim ngạch, đạt lần lượt 797,9 triệu USD và 349,9 triệu USD, tăng 50,31% và tăng 73,86% so với 2 tháng năm 2014.

Đối với sắt thép và sản phẩm từ chất dẻo, kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản hai chủng loại mặt hàng này đều giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm lần lượt 28,78% và giảm 93,2% với 162,6 triệu USD.

Nhìn chung, hai tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đều tăng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 51,4%, trong đó nhập khẩu hàng phế liệu sắt thép tăng vượt trội, tăng 940,68% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 40,8 triệu USD, kế đến là sữa và sản phẩm sữa tăng 734,53% và điện thoại các loại và linh kiện tăng 636,08%.

Số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 48,5% và nhập khẩu hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm mạnh nhất, giảm 70,90%, thứ hai là gỗ và sản phẩm giảm 39,99%.

Thống kê tình hình nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 2 tháng 2015 – ĐVT: USD

 
2T/2015
2T/2014
% so sánh với cùng kỳ
Tổng kim ngạch
2.155.475.450
1.719.371.725
25,36
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
797.978.500
530.900.949
50,31
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
349.944.270
201.282.029
73,86
sắt thép các loại
162.616.493
228.331.061
-28,78
sản phẩm từ chất dẻo
93.291.417
99.517.448
-6,26
linh kiện, phụ tùng ô tô
81.969.581
49.359.628
66,07
sản phẩm từ sắt thép
80.949.132
75.323.440
7,47
vải các loại
73.254.123
69.405.447
5,55
chất dẻo nguyên liệu
41.975.860
46.358.262
-9,45
phế liệu sắt thép
40.858.744
3.926.140
940,68
ô tô nguyên chiếc các loại
38.332.713
18.539.339
106,76
sản phẩm hóa chất
37.185.480
39.340.366
-5,48

kim loại thường khác

36.641.265
50.429.190
-27,34
nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
26.760.776
36.312.337
-26,30
hóa chất
26.430.383
39.293.358
-32,74
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
16.090.546
9.805.936
64,09
sản phẩm từ cao su
15.970.142
14.354.130
11,26
cao su
15.680.553
15.986.716
-1,92
giấy các loại
15.607.266
14.233.887
9,65
dây điện và dây cáp điện
15.592.592
21.754.474
-28,32
sản phẩm từ kim loại thường khác
13.133.089
13.105.717
0,21
Hàng thuỷ sản
11.014.428
7.482.267
47,21
điện thoại các loại và linh kiện
10.807.650
1.468.264
636,08
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
8.908.254
5.415.116
64,51
phân bón các loại
6.897.996
7.231.187
-4,61
xơ, sợi dệt các loại
6.557.812
8.451.864
-22,41
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
6.032.813
4.346.018
38,81
sản phẩm từ giấy
5.769.216
6.438.905
-10,40
đá quý kim l oại và sản phẩm
4.977.241
4.401.441
13,08
sản phẩm khác từ dầu mỏ
4.052.076
5.589.790
-27,51
dược phẩm
1.933.015
2.615.545
-26,10
hàng điện gia dụng và linh kiện
1.929.299
1.469.860
31,26
quặng và khoáng sản khác
1.561.011
1.820.479
-14,25
sữa và sản phẩm
779.928
93.457
734,53
gỗ và sản phẩm gỗ
544.966
908.100
-39,99
thức ăn gia súc và nguyên liệu
376.735
1.294.740
-70,90

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)

NG.Hương

Nguồn: Vinanet, Vietnamplus.vn, Tạp chí kinh tế và dự báo

Nguồn: Vinanet