(VINANET) - Trong nhiều năm qua, xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ có mức tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này đạt 20 tỷ USD (tăng 17,6% so với năm 2011; chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch XK); Quý I/2013, kim ngạch XK tiếp tục tăng trưởng 16,7%, tính đến hết tháng 4/2013 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 15,01% so cùng kỳ đạt 6,6 tỷ USD. 

Góp phần làm tăng trưởng kim ngạch của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm nay là hàng dệt may, chiếm 37,4% tổng kim ngạch đạt 2,5 tỷ USD, tăng 15,48% so với cùng kỳ năm 2102.

Tháng 4/2013, áo jacket nam 5 lớp là chủng loại được xuất nhiều sang thị trường này, với đơn giá 46,97 USD/chiếc, tại cảng Hải Phòng với phương thức thanh toán theo giá FOB. Kế đến là bộ comple nam với đơn giá 50 USD/bộ, giá FOB tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)…

Tham khảo một số hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2013

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

áo đầm nữ dệt kim 1 lớp, chui đầu không tay ( canh bông ), J2CMSA6459 Size L (MACY'S)

cái
20,67
Cảng Tân Cảng - Cái Mép (Vũng Tàu)
FOB
áo ghilê nữ 01 lớp
chiếc
16,00
Cảng Hải Phòng
FOB

Bộ áo tr­ợt tuyết nam, dài tay, áo ngoài 4 lớp, áo trong 3 lớp, FMJ1403

bộ
75,80
Cảng Hải Phòng
FOB
áo Jacket nữ 3 lớp
chiếc
58,50
Cảng Hải Phòng
FOB

Bộ comple nam (1 áo, 1 quần, 1 ghile): 37107/K3036

bộ
50,00
Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)
FOB
áo hai dây nữ, hàng mới 100%
chiếc
9,69
Cảng Hải Phòng
FOB

áo jacket nam 1238322, 1 lớp, dài tay, có nón, size XL

cái
26,68
ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)
FOB
áo jacket nam 5 lớp
chiếc
46,97
Cảng Hải Phòng
FOB
Găng tay khúc côn cầu
cặp
26,68
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

áo jacket nữ ARWKF13058, 1 lớp, dài tay, có nón, size 36

cái
26,12

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

FOB

áo đầm nữ dệt kim 1 lớp, cài nút tay ngắn canh bông, J02PCPV3099 Size PS

cái
15,65
ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)
FOB
áo Jắc két nữ 3 lớp
chiếc
35,28
Cảng Hải Phòng
FOB

áo jacket nam A4AK, 1 lớp, dài tay, không nón, size L

cái
22,89
Cảng khô - ICD Thủ Đức
FOB
Quần dài nam
cái
13,85
Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)
FOB
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép, đạt kim ngạch 755,3 triệu USD, tăng 20,72% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, mặt hàng đá quý kim loại  quý và sản phẩm tuy kim ngạch chỉ đạt 76,3 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 206,28%.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ 4 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK 4T/2013
KNXK 4T/2012
% so sánh
Tổng kim ngạch
6.669.662.621
5.799.038.066
15,01
hàng dệt, may
2.500.167.958
2.165.040.508
15,48
giày dép các loại
755.337.675
625.711.451
20,72
gỗ và sản phẩm gỗ
538.717.297
508.919.237
5,86
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
379.729.528
269.234.573
41,04
Hàng thuỷ sản
331.782.315
338.213.840
-1,90
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác
273.540.255
299.106.280
-8,55
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
231.992.288
183.323.642
26,55
phương tiện vận tải và phụ tùng
204.004.913
228.431.049
-10,69
dầu thô
151.364.220
102.044.783
48,33
sản phẩm từ sắt thép
150.132.882
132.528.916
13,28
cà phê
148.983.373
186.157.456
-19,97
hạt điều
109.891.650
100.332.642
9,53
Dđiện thoại các loại và linh kiện
85.128.345
49.948.388
70,43
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
76.359.784
24.931.383
206,28
Hạt tiêu
74.989.082
37.465.645
100,15
sản phẩm từ chất dẻo
57.450.407
50.943.490
12,77
Kim loại thường khác và sản phẩm
32.063.932
22.673.008
41,42
giấy và các sản phẩm từ giấy
27.103.600
27.689.012
-2,11
cao su
19.266.484
18.553.588
3,84
sản phẩm gốm sứ
17.532.130
15.773.516
11,15
Hàng rau quả
15.784.908
10.764.926
46,63
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
15.774.271
12.902.722
22,26
dây điệnvà dây cáp điện
14.382.860
15.297.583
-5,98
sản phẩm từ cao su
14.096.749
14.868.096
-5,19
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
13.168.655
12.492.261
5,41
Gạo
11.597.155
4.609.202
151,61
Xăng dầu các loại
11.283.800
6.706.222
68,26
xơ sợi các loại
10.864.703
12.928.714
-15,96
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
9.507.833
8.440.715
12,64
sản phẩm hoá chất
7.041.032
5.538.919
27,12
sắt thép các loại
5.668.272
3.723.684
52,22
hoá chất
3.156.163
3.850.711
-18,04
chè
3.143.846
1.972.737
59,36

máy ảnh máy quay phim và linh kiện

 
952.810
*
(Nguồn số liệu: TCHQ VN)

Mặc dù  xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang Hoa Kỳ có tăng trưởng nhưng còn hạn chế chưa khắc phục là phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu dạng thô và doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu.

Nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, thâm nhập và duy trì sự phát triển tại thị trường Hoa Kỳ. Mới đây tại Tp.HCM (ngày13/5) đã diễn ra hội thảo “Cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thông qua kênh bán lẻ”. Tại Hội thảo, Phó vụ trưởng Vụ Châu Mỹ - Bộ Công Thương cho biết: “Con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất để doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ đó là thông qua các công ty bán lẻ của Hoa Kỳ. Vì những công ty này thấu hiểu nhất về thị trường và thị hiếu người tiêu dùng tại Hoa Kỳ”.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe ông David Lennarz, nguyên chuyên gia kỹ thuật Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giới thiệu về các quy định của Hoa Kỳ trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng của FDA; đồng thời, giới thiệu về Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA, những thay đổi chủ yếu của Luật trước đây và ảnh hưởng của luật tới việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ giúp các doanh nghiệp của Việt Nam rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu, đăng ký giấy phép đồng thời tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Theo ông David Lennarzp, muốn xuất vào Hoa Kỳ, mỗi doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đều phải đăng ký với FDA một mã số xác định và FDA kiểm tra, quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm của các doanh nghiệp thông qua mã số này. Hiện, trên toàn thế giới có khoảng 420.000 cơ sở đăng ký mã số với FDA, với 50% các cơ sở ở ngoài Hoa Kỳ. Năm 2012, Việt Nam đã có tới 6.594 cơ sở đã đăng ký mã số này. Một trong các lỗi của doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ là quy cách ghi nhãn thực phẩm và nguyên liệu chưa tuân thủ theo đúng luật mà FDA quy định. Cụ thể như quy cách ghi nhãn hàng không chính xác, nguyên liệu không được chấp nhận, câu cảnh báo sức khỏe không cho phép, sao chép nhãn sai của đơn vị khác…

Vì vậy, ông David Lennarz khuyến cáo: trong việc ghi nhãn mác trên sản phẩm, các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tới vấn đề cần ghi rõ ràng trên nhãn đầy đủ các thông tin về khẩu phần, danh sách nguyên liệu, những chất béo chuyển vị và chất gây dị ứng có trong sản phẩm, thông tin nhà sản xuất cũng như quốc gia xuất xứ của sản phẩm…

Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương cũng cho biết: Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và nhất là sau khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương (BTA), quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển rất nhanh cả về quy mô, tốc độ. Hoa Kỳ trở thành thị trường hàng đầu về xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ được 16,9 tỷ USD, tăng 18,9 % so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có mức tăng trưởng khá ấn tượng.

Tuy nhiên, bên cạnh thành công đã bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có nguyên nhân do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, chưa hiểu biết cặn kẽ những quy định an toàn thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như các thủ tục vào thị trường này. Vì vậy, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các mặt hàng nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng khắc phục những điểm yếu trên...

Nguồn: Vinanet