Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canada ngày càng tăng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Trong năm 2014, trao đổi thương mại giữa Việt Nam-Canađa đạt 2,46 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 (1,95 tỷ USD). 2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 365,93 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 297,06 triệu USD và nhập khẩu từ Canađa đạt 68,86 triệu USD.

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canađa đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Dệt may, thủy sản, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ…

Mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Canada trong 2 tháng đầu năm 2015 là hàng dệt may, trị giá 74,61 triệu USD, tăng 30,11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 25% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đến là giày dép các loại, trị giá 26,23 triệu USD, tăng 29.18% so với cùng kỳ năm trước. Hiện Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu chủ lực mặt hàng giày dép vào quốc gia này. Đứng thứ ba trong bảng xuất khẩu là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 25,19 triệu USD, tăng 31,82% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài 3 mặt hàng chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Canađa kể trên, một số mặt hàng khác cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh sang Canađa như: xuất khẩu hạt điều tăng 71,61%; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 73,45%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 59,75%; hạt tiêu tăng 44,06% so với cùng kỳ năm trước.

Được đánh giá là có thị trường tự do, khá giống với một trong những bạn hàng số 1 của Việt Nam là Hoa Kỳ, Canada đang là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng Việt. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, và Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu.

Ông Zaki Munshi, Giám đốc dự án khu vực châu Á của Cơ quan hỗ trợ Thương mại Canada (TFO Canada), cho biết hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Canada đạt mức tăng trưởng khoảng 17%/năm. Bên cạnh đó, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canada ngày càng tăng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Tuy nhiên để đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Canada, ông Zaki Munshi cho rằng doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình gồm các bước chiến lược thâm nhập thị trường, phân loại hàng hóa để xác định tỷ lệ thuế, cung cấp tài liệu và khâu vận chuyển. Trong đó, nghiên cứu nhu cầu sản phẩm trên thị trường, tìm hiểu môi trường pháp lý và nhà nhập khẩu là những khâu quan trọng cần cân nhắc trước khi đưa hàng xuất khẩu sang Canada.

Hiện nay, người tiêu dùng Canada có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm dân tộc, tốt cho sức khỏe, tiện lợi, đặc sản, do đó doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác những yếu tố này để nhập khẩu hàng hóa đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các biện pháp giúp Việt Nam có thể thúc đẩy giao thương với Canada là nâng cao tiềm năng của nghề cá, thủy hải sản, sản phẩm điện tử...; tìm cách duy trì lợi thế cạnh tranh, tăng cường giao thương các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đang có thế mạnh tại Canada như nội thất gỗ, giày dép, hạt điều.

Đặc biệt, hàng hóa của Việt Nam và Canada có tính bổ sung nhiều hơn cạnh tranh, nên còn nhiều cơ hội hợp tác mà cộng đồng doanh nghiệp hai bên có thể khai thác, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho hai nước.

Ông Wayne Robson, Tổng Lãnh sự Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một trong 25 quốc gia được ưu tiên tham gia Chương trình hỗ trợ tiếp cận thị trường Canada, đồng thời cũng là một trong sáu thị trường trọng tâm mà Canada ưu tiên phát triển Chiến lược giáo dục. Canada mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn kỳ vọng sẽ mở rộng ra những lĩnh khác như chính trị, xã hội, văn hóa.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Canađa 2 tháng năm 2015

Mặt hàng
2Tháng/2014
2Tháng/2015

Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Tấn
Tổng
 
237.322.673
 
297.061.886
 
+25,17
Hàng dệt may
 
57.352.292
 
74.618.820
 
+30,11
Giày dép các loại
 
20.311.638
 
26.239.019
 
+29,18
Máy vi tính,sp điện tử và linh kiện
 
19.110.670
 
25.191.195
 
+31,82
Hàng thủy sản
 
24.199.709
 
24.499.314
 
+1,24
Gỗ và sp gỗ
 
17.801.687
 
22.463.097
 
+26,19
Phương tiện vận tải và phụ tùng
 
19.156.289
 
19.195.568
 
+0,21
Hạt điều
1.145
8.204.132
1.853
14.079.436
+61,83
+71,61
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
 
5.718.678
 
9.919.229
 
+73,45
Kim loại thường khác và sản phẩm
 
8.112.106
 
8.226.850
 
+1,41
Sp từ sắt thép
 
5.802.106
 
7.439.378
 
+28,22
Túi xách, ví, vali, mũ,ôdù
 
4.400.613
 
6.785.620
 
+54,2
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
 
 
 
4.745.109
 
 
Vải mành, vải kỹ thuật khác
 
 
 
3.629.303
 
 
Sp từ chất dẻo
 
2.049.880
 
3.274.639
 
+59,75
Hạt tiêu
 256
1.810.006
 274
2.607.445
+7,03
+44,06
Hàng rau quả
 
3.058.124
 
2.496.144
 
-18,38
Cà phê
1.680
3.286.154
1.192
2.484.445
-29,05
-24,4
Sp mây, tre, cói và thảm
 
1.542.437
 
1.504.669
 
-2,45
Sp gốm sứ
 
 911.662
 
1.120.776
 
+22,94
Chất dẻo nguyên liệu
 463
1.059.989
 426
 943.315
-7,99
-11,01
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
 
 895.768
 
 882.949
 
-1,43
Cao su
 523
1.226.659
 551
 769.325
5,35
-37,28
Thủy tinh và các sp từ thủy tinh
 
 494.245
 
 691.848
 
+39,98
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
 
 515.220
 
 256.085
 
-50,3
T.Nga
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet