(VINANET) –  Trong 10 năm gần đây, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ đồng thời, Việt Nam cũng là một trong các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong các nước ASEAN.

Năm 2014, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN (chỉ sau Malaysia); kim ngạch thương mại song phương đạt 58,87 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 14,91 tỷ USD, nhập 43,87 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng, tuy nhiên cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo, nông, lâm, thủy sản, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản.

Sang năm 2015, cụ thể là 2 tháng đầu năm thương mại giữa hai nước đạt 9,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 2,2 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2014, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm nhẹ, giảm 10,65%.

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng giày dép, dệt may, thủy sản, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, xơ sợi, dầu thô…trong những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc thì máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sắn và các sản phẩm từ sắn là hai chủng loại hàng hóa đạt kim ngạch cao, chiếm 24,4% tổng kim ngạch đạt lần lượt 322 triệu USD và 217,9 triệu USD, tăng 21,83% và tăng 6,7%.

Đáng chú ý, xuất khẩu hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tuy kim ngạch chỉ đạt 157,8 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 2755,17% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng dương, số mặt hàng này chiếm trên 60%.

Đáng chú ý, trong thời gian này xuất khẩu sang Trung Quốc có thêm các mặt hàng như thức ăn gia súc và nguyên 11,6 triệu USD, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 949,4 nghìn USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2 tháng 2015 – ĐVT: USD

 
2T/2015
2T/2014
% so sánh với cùng kỳ
Tổng kim ngạch
2.212.825.638
2.476.605.672
-10,65
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
322.051.201
264.354.211
21,83
sắn và các sản phẩm từ sắn
217.946.953
204.262.933
6,70
Xơ sợi các loại
173.700.772
156.026.937
11,33
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
157.840.180
5.528.224
2.755,17
gỗ và sản phẩm gỗ
150.298.787
190.274.734
-21,01
giày dép các loại
124.473.723
73.339.352
69,72
dầu thô
123.868.506
161.789.976
-23,44
máy móc, thiết bị phụ tùng khác
94.050.100
63.458.694
48,21
cao su
91.312.283
82.333.481
10,91
hàng rau quả
83.107.559
60.121.869
38,23
hàng dệt, may
74.233.472
55.308.875
34,22
hàng thủy sản
58.437.689
41.289.580
41,53
Điện thoại các loại và linh kiện
50.795.045
76.103.078
-33,25
Gạo
47.255.885
89.083.085
-46,95
chất dẻo nguyên liệu
37.074.891
31.084.616
19,27
xăng dầu các loại
31.532.242
37.809.486
-16,60
hóa chất
31.062.250
34.247.366
-9,30
dây điện và dây cáp điện
21.339.233
19.546.859
9,17
quặng và khoáng sản khác
20.693.939
14.872.562
39,14
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
20.069.497
9.918.438
102,35
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
16.716.844
4.844.833
245,04
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
13.235.726
12.156.045
8,88
Phương tiện vân tải và phụ tùng
9.354.684
437.679.901
-97,86
sản phẩm từ cao su
9.273.425
8.933.678
3,80
cà phê
8.695.197
23.129.751
-62,41
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
8.093.527
6.286.903
28,74
sản phẩm hóa chất
7.673.574
6.729.759
14,02
hạt điều
5.322.359
39.280.742
-86,45
sản phẩm từ sắt thép
5.077.821
3.512.167
44,58
sản phẩm từ chất dẻo
4.261.998
5.819.160
-26,76
Kim loại thường khác và sản phẩm
1.806.293
3.125.689
-42,21
chè
1.055.309
1.965.658
-46,31
sắt thép các loại
695.814
1.762.220
-60,51
sản phẩm mây tre cói, thảm
550.866
347.036
58,73
giấy và các sản phẩm từ giấy
456.429
1.545.704
-70,47
sản phẩm gốm, sứ
269.588
259.599
3,85

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)

Dẫn nguồn tin từ Vietnamplus.vn, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7-10/4/2015.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyến thăm diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

65 năm qua, quan hệ Việt-Trung có lúc thăng, trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác là dòng chảy chính. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt-Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Các cuộc tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thiết thực, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất đồng.

Hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác ở các cấp, ngành, địa phương, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội và giữa các tổ chức chính trị-xã hội, địa phương của hai nước ngày càng được mở rộng và tăng cường.

Hai bên đã tổ chức 10 cuộc hội thảo về lý luận giữa hai Đảng; thành lập cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương và tiến hành 7 phiên họp toàn thể để điều phối tổng thể các mặt hoạt động trong quan hệ hai nước. Các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng đã ký kết và triển khai hiệu quả nhiều thỏa thuận hợp tác.

Hai bên đã thiết lập và tiến hành 6 phiên họp Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang của Việt Nam với Quảng Tây của Trung Quốc; 4 phiên họp Nhóm công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang của Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; tiến hành họp 4 kỳ Hội nghị kiểm điểm tình hình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; 6 kỳ họp Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế giữa 5 tỉnh, thành phố của hai nước gồm: Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Giao lưu nhân dân và thế hệ trẻ hai nước được tăng cường, với việc tổ chức 2 Liên hoan thanh niên Việt Nam-Trung Quốc tại Quảng Tây, 2 Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc, 6 Diễn đàn nhân dân Việt-Trung và 14 lần Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung.

Về đầu tư, đến hết tháng 12/2014, Trung Quốc có 1082 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký là 7,94 tỷ USD, đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trung Quốc đã cho Việt Nam vay 1,6 tỷ USD tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất…

Ngoài ra, Trung Quốc còn giúp Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Quốc, giao lưu thanh thiếu niên, đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam.

Hai bên đã ký Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016 nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc tháng 10/2011.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (năm 2013), hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại với trọng tâm là hợp tác xây dựng một số dự án tiêu biểu có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông; tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo đảm thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, lành mạnh, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 60 tỷ USD năm 2015, đặt mục tiêu 100 tỷ USD năm 2017; tăng cường phối hợp và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là hợp tác trong việc phòng ngừa tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế, giữ vững an ninh tiền tệ ở mỗi nước.

Quan hệ trao đổi, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Hiện có hơn 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc với những ngành nghề đa dạng, có khoảng 4000 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam, tập trung vào các ngành ngôn ngữ, du lịch, kinh doanh. Hai bên đang tích cực triển khai “Kế hoạch thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015;” thực hiện hiệu quả “Thỏa thuận về hợp tác Thể dục thể thao”…

Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch lớn của Việt Nam. Hàng năm có khoảng 1 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc, trong khi khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam năm 2013 đạt 1,9 triệu lượt người và năm 2014 đạt 1,94 triệu lượt người. Hai bên cũng mở thêm nhiều tuyến bay (thuê bao), chủ yếu từ Thâm Quyến, Trùng Khánh, Thượng Hải, Hàng Châu đi Đà Nẵng…

NG.Hương

Nguồn: Vinanet

 

Nguồn: Vinanet