Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mêhicô  đã tăng rất mạnh.Nhìn lại năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mêhicô chỉ đạt 2,2 triệu USD, năm 2008 đạt 2,7 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2009 đạt 3,2 triệu USD cho thấy, Mêhicô là thị trường xuất khẩu đồ gỗ nội thất tiềm năng của Việt Nam.

Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mêhicô trong tháng 5/2009, thì mặthàng diềm gỗ, nẹp gỗ đạt cao nhất với 262 nghìn USD, giảm 31% so với tháng trước. Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nẹp gỗ, diềm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đạt 2,4 triệu USD và chiếm 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong 5 tháng đầu năm, trong khi cả năm 2008 hầu như không có lô hàng nào xuất khẩu vào thị trường này. Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này là các mặt hàng thanh, nẹp, diềm làm bằng gỗ bồ đề đã được sơn phủ bề mặt.

Tiếp đến là mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2009 đạt 56 nghìn USD, tăng gấp 6 lần so với tháng trước. Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường này đạt 148 nghìn USD, tăng35,9% so với cùng kỳ năm 2008. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ xuất khẩu chính vào thị trường Mêhicô trong 5 tháng đầu năm 2009 là: giường và các bộ phận của giường; tủ; tủ đầu giường; bàn trang điểm.

Cơn bão tài chính vừa qua không ảnh hưởng nhiều tới Mêhicô, bởi Mêhicô không đầu cơ vào nhà đất như một số thị trường lớn khác. Đây là một thị trường rất tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Mêhicô là một thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng trên 10 ngàn USD/năm. Họ có nhu cầu lớn đối với đồ nội thất gỗ. Hiện nay xuất khẩua đồ nội thất gỗ của Việt Nam sang Mêhicô thường qua nước thứ 3 hoặc thông qua cá công ty đa quốc gia. Số lượng hàng của Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Mêhicô vẫn còn rất ít bởi doanh nghiệp hai nước còn thụ động và chưa thực sự quan tâm tới nhau. Vừa qua cũng có một số đoàn doanh nghiệp của Việt Nam sang Mêhicô tìm hiểu thị trường.

Mêhicô là xã hội hiện đại, gần giống thị trườngMỹ, có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ bình dân tới cao cấp… Mêhicô là thị trường tương đối dễ tính.

Các doanh nghiệp khi làm ăn với thị trường Mêhicô hết sức lưu ý đeế tính minh bạch. Mêhicô sẵn sàng áp dụng lệnh chống bán phá giá như các nước khác. Trung Quốc là một nước bị khống chế hàng xuất khẩu sang Mêhicô và bị áp đặt lệnh chống bán phá giá với một số mặt hàng.

Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất hiểu rõ về thị trường Mêhicô, dưới đây xin giới thiệu cách tiếp cân thị trường và thực hiện kinh doanh đối với đồ nội thất tại Mêhicô.

1.Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược tốt nhất để thâm nhập thị trường Mêhicô là tập trung vào việc xác định và làm việc với các nhà phân phối của Mêhicô vì các nhà phân phối này nắm được các xu hướng và những thay đổi quan trọng ảnh hưởng tới thị trường.Những nhà phân phối này nắm được ai là người ra quyết định và các đối thủ cạnh tranh.

Sự thành công phụ thuộc vào sản phẩm và ngành hàng, nhưng đối với các nhà sản xuất đồ nội thất gỗ, mọi hoạt động kinh doanh đều được thực hiện qua gặp gỡ trực tiếp. Việc liên hệ với các hiệp hội trong chuỗi thương mại và gặp gỡ giới thiệu là phương thức tốt nhất để tiến hành kinh doanh.

2.Các hoạt động tài chính

Tiềm năng về vốn là điều rất quan trọng vì nhiều khách hàng mua không có khả năng thanh toán bằng tiền mặt.Các doanh nghiệp sẽ cho phép thời hạn thanh toán trong vòng từ 30, 60 hoặc 90 ngày. Thông thường các nhà sản xuất bán trong thời hạn 30 ngày. Các nhà phân phối bán trong vòng 15, 30 hoặc 45 ngày. Đối với các bạn hàng quen thuộc của mình, nhà phân phối có hình thức triết khấu tới 15%. Ở Mêhicô, chỉ có những công ty danh tiếng và đáng tin cậy nhất về tài chính mới được ngân hàng thương mại cho vay vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các nhà bán lẻ với quy mô lớn (các cửa hàng bách hoá) và các nhà bán buôn đồ nội thất gỗ cũng thuộc trong số đó. Các công ty này ưa dùng phương thức thư tín dụng không huỷ ngang để thanh toán khi giao dịch với các đối tác là nhà sản xuất nước ngoài. Đa số các công ty ở Mêhicô (có quy mô vừa và nhỏ) hoạt động trên cơ sở thanh toán bằng tiền mặt và hoạt động mua hàng dựa trên một tài khoản mở từ nhà cung cấp nước ngoài. Các công ty này có thể không phải thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài cho tới khi nào họ bán được hàng và thu được tiền hàng bán trong nước.

Các cửa hàng bách hoá và các cửa hàng chuyên đồ gỗ nội thất gỗ muốn nhận tín dụng từ các nhà cung cấp.Thông thường, thời hạn tín dụng kéo dài tới 90 ngày. Tuỳ theo số lượng hàng và thời hạn thanh toán mà các nhà cung cấp lớn giảm 20-30% đối với giá bán lẻ theo gợi ý. Các nhà phân phối nhỏ hơn có thể giảm tới 60%. Hầu hết các chuỗi cửa hàng và cửa hàng bách hoá bán đồ nội thất gỗ tập trung vào hoạt động mua hàng. Thời hạn thanh toán thường từ 30 tới 90 ngày, tuỳ theo mức triết khấu đưa ra. Chính phủ Mêhicô điều hành 2 ngân hàng phát triển kinh doanh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ của Mêhicô.

 

Nguồn: Vinanet