Một số thông tin về tình hình kinh tế, thương mại EU thời gian qua:

- GDP khu vực EU 27 đã tăng trưởng 1,9% trong quý 2/2010 (so với mức 0,8% cùng kỳ năm ngoái). Trong số các nước EU, Lithuaniatăng trưởng cao nhất 3,2%, Đức đạt 2,2%, Thuỵ Điển và Phần Lan đạt 2,2%. GDP tăng trưởng phần lớn là do chi tiêu dùng tăng 0,2%, đầu tư tăng 1,8%.

- Thâm hụt ngân sách của EU đã tăng gấp 2 lần so với mức 6,8% GDP mà Uỷ ban Châu âu (EC) đã quy định vào năm 2009, và dự báo 7,2% năm 2010. Nợ công của EU trong năm nay khoảng 79,6% GDP.

- Tỷ lệ thất nghiệp: Quý 2/2010, tỷ lệ thất nghiệp khu vực EU đã giảm 0,6% (khoảng 220,7 triệu người đã có việc làm). Lĩnh vực nông nghiệp giảm 0,9%, sản xuất giảm 0,4%, dịch vụ viễn thông và thương mại đã giảm 0,2%. Tính đến tháng 9/2010, tỷ lệ thất nghiệp khu vực EU đạt 9,6%.

- Lạm phát: tính đến tháng 9/2010, tỷ lệ lạm phát khu vực EU là 1,8%. Cụ thể: tỷ lệ lớn nhất trong lĩnh vực vận tải là 4,1%, rượu và thuốc lá 3,2%, viễn thông 0,9%.

- Tính đến tháng 8/2010, chỉ số giá hàng công nghiệp khu vực EU đã tăng lên mức 3,9%. Trong số các nước EU, chỉ số tăng mạnh nhất là Estonia(+1.3%),Bulgaria(+0.7%), Bỉ (+0.6%). Chỉ số giảm tại CH Séc(-0.4%) và Hà Lan(-0.3%).

- Tính đến tháng 8/2010, tổng doanh số bán lẻ khu vực EU đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số tăng cao nhất tại Ba Lan (+6.7%), Phần Lan (+5.5%) và Latvia(+4.6%), doanh số giảm nhiều nhất tại Lithuania(-6.9%), Tây Ban Nha(-4.6%) và Bulgaria(-4.3%).

- Tính đến tháng 7/2010, tổng các đơn hàng mới trong lĩnh vực công nghiệp đã tăng 12.5% trong khu vực EU (các lĩnh vực tàu biển, đường sắt và máy móc hàng không tăng 14,8%). Trong số các nước thành viên, tăng mạnh nhất là Latvia(+66.6%), Estonia(+37.8%) và Hungary(+29.7%); Giảm tại các nước Hy Lạp(-4.1%)và Bồ Đào Nha(-0.3%).

- Trong tháng 7/2010, thâm hụt thương mại khu vực là 5,7 tỷ USD (tăng 0,5 tỷ USD so với cùng kỳ). Thâm hụt thương mại tăng là do nhu cầu năng lượng tăng (thâm hụt trong nhập khẩu năng lượng trong giai đoạn tháng 1-6/2010 là 140,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ 110,6 tỷ USD, trong khi thặng dư hàng hoá đạt 81,4 tỷ USD so với 63 tỷ cùng kỳ năm trước).

Thương mại EU với các nước trong giai đoạn tháng 1 – 6/2010 hầu hết đều tăng so với cùng kỳ (ngoại trừ Mỹ giảm 3%), cụ thể: xuất khẩu sang: Brazil tăng 59%, Trung Quốc43%; nhập khẩu từ: Ngatăng 45%, Ấn Độ24% và Trung Quốc22%.

Trong giai đoạn tháng 1- 6/2010, thặng dự thương mại EU với Mỹ tăng 31.5 tỷ euro (so với 16,6 tỷ cùng kỳ). Thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng lên 71.5 tỷ euro (so với 65.2 tỷ euro cùng kỳ), với Nga37.7 tỷ euro (so với 20.5 tỷ cùng kỳ), Nhật Bản 10.9 tỷ euro và Hàn Quốc 6.3 tỷ euro.

Trong số các nước thành viên, thặng dư lớn nhất là Đức +74.3 tỷ euro, Ireland +20.4 tỷ và Hà Lan 19.3 tỷ. Pháp thâm hụt 30 tỷ, Tây Ban Nha 26 tỷ, Italy 14.2 tỷ, Hy Lạp 12.7 tỷ và Bồ Đào Nha 10.2 tỷ.

Như vậy, hiện kinh tế châu Âu đã vượt qua mức đáy của cuộc khủng hoảng, kinh tế thời gian qua tăng trưởng phần lớn nhờ vào các yếu tố bên ngoài: nhu cầu hàng hóa châu Âu tăng khi đồng EUR giảm. Tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều mặc dù sản lượng công nghiệp đã tăng liên tiếp trong 3 tháng qua. Trong thời gian tới, tính chất thời vụ của một số ngành dịch vụ và công nghiệp không còn nên khó cải thiện tỷ lệ thất nghiệp.

Tỷ lệ tín dụng của khu vực tư nhân tăng nhanh, nhưng khả năng quản trị rủi ro thấp. Hiện Ngân hàng Trung ương Châu âu (ECB) vẫn thực hiện chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, ECB và các nước đang đứng trước áp lực tăng cung tiền nhằm đẩy mạnh tiêu dùng mà không gây tăng nợ công và thâm hụt ngân sách, do đóECB chưa thể quyết định dỡ bỏ những biện pháp khẩn cấp và tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ.

Kinh tế EU thời gian tới sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình hình nợ công của các nước. Chi phí vay của khu vực đã tăng thời gian qua trước các rủi ro thanh khoản. Khả năng khủng hoảng nợ công có thể tiếp tục lan rộng sang các nước thành viên mới như Hungary, Bulgary, Ba Lan, Romania…khi nguồn vốn đầu tư từ các nước Tây Âu đang bị rút ra. Giảm phát sẽ tăng nếu các nước rút các gói kích thích kinh tế nhằm cân đối lại tình trạng thâm hụt ngân sách. Dự báo tăng trưởng GDP khu vực EU sẽ đạt khoảng 1,4% - 1,8% trong năm 2010, và khoảng 0,5% - 2,3% trong năm 2011.

 
Nguồn:www.ttnn.com.vn

Nguồn: Vinanet