Myanmar là điểm đến của du khách với các di sản văn hóa phong phú có môi trường thiên nhiên trong lành như: chùa, các công trình kiến trúc cổ kính, các khu rừng nguyên sinh, các vườn quốc gia, các khu rừng mới trồng, các núi có tuyết bao phủ, hồ xanh - sạch - đẹp, các dòng sông uốn lượn trong rừng nhiệt đới,... Hầu hết các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Myanmar đều xây dựng ở trên các ngọn đồi, ở các vùng miền núi.

Năm 2007 có hơn 0,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Myanmar, chủ yếu là khách Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, EU, Ấn Độ,…

Myanmar nằm giữa hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng có sự phát triển nền văn hóa đặc biệt riêng có của mình. Đạo Phật có ảnh hưởng lớn trong đời sống hàng ngày của nhân dân Myanmar. Nhân dân giữ gìn truyền thống gia đình gắn bó chặt chẽ, kính trọng người già và mặc trang phục đơn giản. Lòng khoan dung và tự mãn nguyện với những gì mình đang có là đặc trưng của người dân, lòng hiếu khách là tính cách của người Myanmar.

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Myanmar. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở Myanmar.

Hộ chiếu với visa nhập cảnh là yêu cầu bắt buộc với tất cả các du khách. Một visa du lịch có giá trị ở tại Myanmar trong vòng 28 ngày và được gia hạn 14 ngày. Visa kinh doanh được phép ở 28 ngày, có thể gia hạn đến 12 tháng cho từng trường hợp. Visa đến được cấp bởi cả hai cơ quan FITs và cơ quan quản lý du lịch với sự hỗ trợ của Bộ Khách sạn và Du lịch.

Việc đi lại qua biên giới do cơ quan du lịch của Thái Lan cấp với “thẻ qua biên giới” cho khách du lịch của nước thứ ba tại các cửa khẩu Tachileik, Three Pagoda Pass, Myawaddy và Kawthaung dọc biên giới Miến Điện – Thái Lan; khách du lịch Trung Quốc với “thẻ qua biên giới” và khách du lịch của nước thứ ba bằng visa tại các cửa khẩu Lweje, Nam Kham, Muse, Kyukoke, Kwanlong, Mong Lar dọc biên giới Myanmar – Trung Quốc.

Tại Myanmar hàng thủ công mỹ nghệ, hầu hết làm bằng tay là những món hàng lưu niệm tốt nhất với giá cả hợp lý. Đồ sơn mài, đồ gỗ, sản phẩm làm từ ngà voi, sản phẩm làm bằng bạc, đay, cói, lụa, sợi bông, áo truyền thống, túi khoác,… là những vật dụng ưa thích của khách du lịch.

Để hợp tác giữa Ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch giữa hai nước, chúng ta có thể liên doanh, liên kết xây dựng các tua (tour) du lịch theo chuyên đề:

- Du lịch tâm linh (thăm chùa, đền thờ, lăng mộ,…).

- Du lịch kết hợp nghiên cứu kinh phật, học thiền, nghiên cứu dự báo tiên tri,…

- Du lịch sinh thái (thăm vườn quốc gia, vườn thú, vườn chim, cắm trại, tham quan các khu rừng, hồ, đầm,...).

- Du lịch mạo hiểm (chèo thuyền, leo núi, trượt tuyết, vượt thác ghềnh,…).

- Du lịch biển.

- Xây dựng các tuyến du lịch dọc theo hành lang kinh tế Đông – Tây (Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar).

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nên liên doanh, liên kết với các đối tác Myanmar tổ chức các tuyến du lịch tới Myanmar bằng cách nối dài các tua (tour) du lịch Hà Nội - Bangkok - Yangon, Thành phố Hồ Chí Minh - Bangkok - Yangon và ngược lại.

- Xuất khẩu chuyên gia du lịch theo hình thức hợp tác 3 bên (Việt Nam, Myanmar và một tổ chức tài trợ quốc tế).

Những hàng hóa phục vụ Ngành Du lịch có nhiều khả năng xuất khẩu tới thị trường Myanmar trong thời gian tới:

- Thiết bị điện, chiếu sáng, trang trí, quảng cáo.

- Hàng điện tử và máy tính.

- Công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ khách sạn và khu du lịch.

- Hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch (gia công chế tác sản phẩm từ đá quý, ngọc trai, vàng bạc, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, tranh ảnh,...).

Hợp tác, liên doanh trong các Ngành Công nghiệp phục vụ Du lịch giữa hai nước Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới như:

- Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, chiếu sáng, trang trí, quảng cáo.

- Công nghiệp điện tử.

- Công nghiệp cơ khí phục vụ Ngành Du lịch.

- Công nghiệp cơ khí đóng tàu vận tải, tàu chở khách du lịch.

- Dịch vụ sữa chữa, thay thế phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ Ngành Du lịch.

Hợp tác, liên doanh trong các Ngành Dịch vụ liên quan tới Du lịch giữa hai nước Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới:

- Giao thông vận tải.

- Bưu chính – Viễn thông.

- Văn hóa, thể thao, giải trí.

- Thiết kế và xây dựng các khu du lịch, khu dịch vụ, vui chơi, giải trí.

- Nghiên cứu tài nguyên và môi trường phục vụ du lịch.

- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ trong Ngành Du lịch.

- Nghiên cứu và ứng dụng giáo dục và đào tạo trong Ngành Du lịch.

Những vấn đề cần l­ưu ý khi doanh nghiệp Việt Nam  tham gia đầu t­ư sản xuất kinh doanh ở thị trư­ờng Myanmar:

- Trong lịch sử của Myanmar có hơn 6.000 ngôi chùa; tuy nhiên một nửa trong số đó bị chiến tranh tàn phá, bị ảnh hưởng của khí hậu và thời gian nên đã trở thành phế tích. Tuy nhiên, hiện nay Myanmar vẫn còn lưu giữ được hơn 3.000 ngôi chùa, trong đó có ngôi chùa to nhất thế giới, có ngôi chùa cổ kính nhất thế giới và có ngôi chùa độc đáo nhất thế giới, nên du lịch tâm linh rất phát triển.

- Ở Myanmar có rất nhiều lớp nghiên cứu kinh phật, nghiên cứu và thực hành các trường phái thiền; nhiều nhà tiên tri đánh giá quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai cho số phận của từng con người tương đối chính xác (độ chính xác khoảng 70 – 80%). Bởi vậy, có thể tổ chức các tua (tour) du lịch kết hợp nghiên cứu kinh phật, học thiền, nghiên cứu dự báo của các nhà tiên tri,…

- Ngư­ời dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chất phác.

- Do vẫn còn áp dụng visa nên khách du lịch và thương nhân nước ngoài thường phải mất công chờ đợi, làm thủ tục.

- Doanh nhân Myanmar th­ường có thói quen là phải gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi, tiếp xúc, bàn bạc thảo luận trư­ớc khi ký kết hợp đồng kinh tế; thông thư­ờng nếu chỉ liên hệ qua điện thoại, fax và internet thì rất khó thành công. Quá trình th­ương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép xuất – nhập khẩu diễn ra rất lâu, có những lúc kéo dài đến mấy tháng.

- Doanh nhân Myanmar cũng có thói quen là thăm trụ sở nơi làm việc của nhau, thăm nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm, xem xét quy trình công nghệ, đội ngũ công nhân viên chức; sau đó thì họ sẽ có đàm phán, thương thảo, quyết định ký kết hợp đồng kinh tế.

- Doanh nhân Myanmar th­ường yêu cầu đối tác nhập khẩu có khoản tiền “đặt cọc” bằng tiền mặt khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp đồng kinh tế.

- Nền kinh tế Myanmar vẫn còn là nền kinh tế đóng cửa, khép kín, tự cung tự cấp là chính, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ thấp, sức mua của ng­ười dân trong n­ước còn thấp,…; bởi vậy, giá cả trên thị trường trong n­ước và giá hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thư­ờng thấp hơn nhiều so với giá của thị tr­ường thế giới.

- Ngư­ời dân và doanh nhân Myanmar th­ường rất thích đư­ợc tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. Bởi vậy, doanh nhân Việt Nam nên tặng quà các đối tác Myanmar khi gặp gỡ nhau lần đầu, khi ký kết đư­ợc hợp đồng kinh tế, khi công việc thành công,…

- Hiện nay Chính phủ Myanmar vẫn thực hiện cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu trong hoạt động xuất – nhập khẩu như­: giấy phép kinh doanh xuất – nhập khẩu, giấy phép xuất – nhập khẩu từng chuyến hàng. Bởi vậy, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế thì các đối tác vẫn phải tiếp tục chờ đợi các loại giấy phép và thủ tục hành chính.

 (TTNN)

Nguồn: Vinanet