(VINANET) - Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đang là thị trường lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 303 triệu USD năm 2012.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,5 tỷ USD, tăng 171,8 triệu USD so với 5 tháng năm 2012. Tính riêng tháng 5/2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường UAE đạt 396 triệu USD, tăng 54,2% so với tháng liền kề trước đó.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường UAE gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, hạt tiêu, hàng thủy sản hàng dệt may…. Trong đó điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 85% tỷ trọng, tăng 312,65% so với cùng kỳ, tương đương với 1,3 tỷ USD – đây cũng là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh hơn cả.

Tuy đứng thứ hai về kim ngạch, nhưng xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang UAE lại giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm 25,12%, đạt 53,5 triệu USD.

Góp phần làm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường UAE còn có các mặt hàng như: dệt may (tăng 10,06%), giày dép (tăng 20,58%), gỗ và sản phẩm(tăng 43,89%), rau quả (tăng 89,51%), chè (tăng 53,93%)… đạt kim ngạch lần lượt 22,8 triệu USD; 20,5 triệu USD; 6,1 triệu USD; 6 triệu USD; 2,7 triệu USD và 2,4 triệu USD…

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Tiểu vương Quốc Ả rập thống nhất 5 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK T5/2013
KNXK 5T/2013
KNXK 5T/2012
% so sánh
Tổng KN
396.082.033
1.598.172.733
587.871.355
171,86
điện thoại các loại và linh kiện
340.099.066
1.359.643.987
329.493.990
312,65
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
10.842.897
53.576.111
71.550.959
-25,12
hạt tiêu
5.556.413
29.447.822
38.567.307
-23,65
Hàng thủy sản
6.118.699
24.411.251
25.360.235
-3,74
hàng dệt, may
7.375.950
22.864.231
20.774.598
10,06
giày dép các loại
6.302.576
20.525.965
17.022.148
20,58
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
2.582.390
11.287.658
7.023.417
60,71
sắt thép các loại
2.149.464
6.172.209
4.705.395
31,17
gỗ và sản phẩm gỗ
1.296.258
6.019.634
4.183.500
43,89
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
1.173.843
5.835.365
7.744.882
-24,66
hạt điều
861.261
4.300.559
6.437.967
-33,20
phương tiện vận tải và phụ tùng
1.076.465
3.836.205
6.578.480
-41,69
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
404.757
3.794.410
3.226.305
17,61
gạo
1.031.620
3.492.880
1.933.931
80,61
sản phẩm từ sắt thép
414.395
3.085.571
1.679.566
83,71
hàng rau quả
592.322
2.757.219
1.454.882
89,51
chè
53.680
2.430.885
1.579.234
53,93
giấy và các sp từ giấy
265.836
2.159.781
2.447.478
-11,75
bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
299.663
1.285.221
4.171.703
-69,19
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), thời gian gần đây, trong các hoạt động giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp (DN) Việt Nam và các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) xuất hiện một số vụ việc không mong muốn, gây thiệt hại cho các DN Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công Thương cảnh báo các DN tìm hiểu kỹ về đối tác cũng như các quy định quản lý NK của cả UAE và Việt Nam. Đồng thời, các DN cần nâng cao nghiệp vụ giao dịch, ngoại thương, cẩn thận trong khâu dự thảo, đàm phán và ký hợp đồng để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cụ thể, đối với các trường hợp đơn giản và không có điều khoản đảm bảo thực hiện hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp, các DN XK nên yêu cầu DN NK thanh toán trước 10% và quy định đây là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ sẽ mất tiền đặt cọc.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, UAE có quy định cụ thể và nghiêm ngặt về nhãn mác, bao gói sản phẩm thực phẩm, thủy sản NK. Tuy nhiên, hiện nay một số DN XK của Việt Nam còn chưa biết hoặc chưa quan tâm đúng mức đến quy định này dẫn đến tình trạng hàng hóa của một số DN khi XK vào UAE bị trả về làm phát sinh rất nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây tại thị trường UAE phát sinh tình trạng một số khách hàng tại UAE không nhận hàng để tạo sức ép buộc bên bán giảm giá.

Cụ thể, có trường hợp DN của Việt Nam giao hàng sang UAE, sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay. Tuy nhiên, khi bộ chứng từ được chuyển cho ngân hàng tại UAE thì ngân hàng này lại không chấp nhận thanh toán với lý do bên mua không đồng ý nhận hàng. Đây là hình thức hậu thuẫn không lành mạnh của ngân hàng đối với DN trong nước nhằm ép giá DN XK

Không chỉ cẩn trọng trong các hoạt động XK vào thị trường UAE, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á cũng khuyến nghị các DN NK cũng cần nắm vững và cập nhật quy định luật pháp liên quan đến quản lý NK mặt hàng thực phẩm từ UAE vào Việt Nam.

Cụ thể, theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16-3-2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng hóa có nguồn gốc thực vật NK vào Việt Nam phải được sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm hàng hóa theo quy định của Việt Nam.

Do vậy trước khi tiến hành NK, các DN cần tham khảo, tìm hiểu thông tin trước về các mặt hàng định NK với các cơ quan liên quan, tránh tình trạng hàng về đến cảng nhưng không được thông quan do không đáp ứng được các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm như trường hợp một số lô hàng thực phẩm NK từ UAE bị trả về trong thời gian qua.

 

Nguồn: Vinanet