Thị trường Hàn Quốc được coi là nhiều tiềm năng đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm. Trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản của Hàn Quốc tiếp tục gia tăng. Đây là những cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.

Để xuất khẩu hàng hoá thành công vào thị trường Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động thâm nhập thị trường. Mới đây, 4 DN vừa được vào danh sách đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc đó là: Cty TNHH Chế biến và XNK thuỷ hải sản Việt Hải, Cty CP chế biến thuỷ sản và xuất nhập Phương Anh, Cty CP Thuỷ sản Sao Biển và DN tư nhân Việt Thái.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hải sản của Việt Nam sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2009, đạt160,42 triệu USD giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

6 tháng năm 2009, Hàn Quốc đã nhập khẩu 43.776 tấn hải sản từ Việt Nam với giá trị 128,7 triệu USD. Đặc biệt, trong tháng 6/2009, cá là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hải sản xuất khẩu đạt 12,8%.

Loại thuỷ sản được ưa thích ở Hàn Quốc là tôm, nhuyễn thể chân đầu, nhuyển thể hai mảnh vỏ và cá tra, basa, đặc biệt là các sản phẩm từ cua, cá thu, mực… nhưng rất thiếu nguồn cung trong nước.

Một trong những điều quan trọng khi đàm phán với các nhà nhập khẩu Hàn Quốc là khả năng cung cấp các chi tiết về tỷ lệ thuỷ sản chết và các điều kiện đóng gói cần được làm rõ và các trách nhiệm liên quan phải được giải quyết rõ ràng. Không chỉ thâm nhập thị trường Hàn Quốc bằng cách tiếp cận nhanh, bền chặt với nhà nhập khẩu có kinh nghiệm chuyên nhập khẩu thuỷ sản của họ, ngoài ra thiết lập các kênh phân phối tới các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch, siêu thị, cửa hàng bách hoá tổng hợp của Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Hàn Quốc cho biết, mặc dù sản phẩm thuỷ sản phải chịu sự kiểm tra về vệ sinh rất khắt khe như: Cục thanh tra chất lượng Thuỷ sản Hàn Quốc (NFIS) kiểm tra các loại từ cá có vây, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài giáp xác tươi, ướp lạnh, đông lạnh, đến ướp muối, khô và hun khói; Cục thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc kiểm tra các sản phẩm thuỷ sản chế biến như patê cá, các sản phẩm cá đóng hộp, đóng chai. Mặc dù kiểm tra khắt khe, nhưng Hàn Quốc luôn mở rộng đường cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng sang xuất khẩu.

Theo khuyến cáo của Vasep, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào Hàn Quốc cần cập nhật thông tin và thực hiện đúng quy định của cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc khi chế biến xuất khẩu thuỷ sản.

Để bảo vệ nền công nghiệp sản xuất thuỷ sản trong nước, Hàn Quốc đã sử dụng mức điều chỉnh cao từ 25 đến 70% cho 12 loại thuỷ hải sản. Hiện Hàn quốc cũng đang tập trung nuôi trồng thuỷ sản tại các vùng nước nóng để đảm bảo nguồn cung ổn định và cũng đang tích cực mua hạn ngạch đánh bắt cá từ các nước khác như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản.

Ngày 29/5/2009, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) đã nhận được công thư của Cục Thanh tra Chất lượng Thủy sản Hàn Quốc (NFIS) thông báo về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu phải kiểm tra, mức giới hạn tối đa cho phép khi xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc

Cụ thể như sau:

STT

Chỉ tiêu

Sản phẩm

Mức giới hạn

Ngày áp dụng

Quy định cũ

Quy định mới

1

Sulfur Dioxide

(SO2)

Thịt tôm tươi và đông lạnh

<0,1g/kg

<0,10g/kg

04/06/2009

Tôm tươi và đông lạnh

<0,03g/kg

<0,030g/kg

2

Diarrhetic Shellfish Poisoning (DSP)

Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

Chưa có

<0,16mg/kg

18/05/2009

3

Erythromycin

Cá và giáp xác

Chưa có

<0,2mg/kg

08/07/2009

4

Deltamethrin

Chưa có

<0,03mg/kg

5

Methyl mercury (Methyl thủy ngân)

Cá ngừ và cá có nguồn gốc từ biển sâu

Chưa có

<1,0mg/kg

01/12/2009

Nafiqad yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản XK vào thị trường Hàn Quốc: Cập nhật thông tin và thực hiện đúng quy định của Bộ NN&PTNT và Cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc khi chế biến xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

Trong tương lai, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc. Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu , nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản cho biết: sẽ cùng hợp tác với Hiệp hội Thương mại Thuỷ sản Hàn Quốc (KFTA) để thoả thuận trao đổi thông tin mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường Hàn Quốc. Về vấn đề thương mại thuỷ sản, hai bên thống nhất sẽ thông báo cho nhau khi phát hiện ra sản phẩm sai lỗi, chất lượng kém hoặc công ty làm ăn không trung thực. Hàn Quốc đã và đang có một số thay đổi về chính sách nhập khẩu và điều này có thể gây khó khăn hơn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Một số điều doanh nghiệp cần biết khi hàng hoá sang Hàn Quốc:

  • Nhập khẩu vào Hàn Quốc chịu sự kiểm soát bởi Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng.
  • Thuế nhập khẩu thường từ 10-30%.
  • Hầu hết các mặt hàng cá đông lạnh và philê cá đông lạnh chịu mức thuế nhập khẩu 10%; cá, loài giáp xác và nhuyễn thể hai mảnh vỏ tươi, ướp lạnh, khô, ướp muối hoặc hun khói 205; thuỷ sản chế biến 30%.

Nguồn: Vinanet