Một số chuyên gia nhận định chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ hiệu ứng tích cực từ nền kinh tế dưới thời Trump, trong khi kỳ World Cup 2018 diễn ra tại Nga cũng giúp thị trường chứng khoán Nga khởi sắc.
Trong danh sách các chỉ số có mức tăng ấn tượng nhất trong 3 tháng qua, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu dẫn đầu. Đứng đầu danh sách là chỉ số Russell 2000 (đo lường cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ) của Mỹ với mức tăng 10,89%; chỉ số Nasdag (Mỹ) xếp thứ 2 với mức tăng 10,12%; và còn 2 chỉ số khác của Mỹ là Russell 3000 growth (+8,7%) và Russell 3000 (6,15%) lần lượt chia sẻ các vị trí thứ 4 và thứ 10. Cùng với đó là các chỉ số của thị trường chứng khoán Thụy Sĩ (+9,67%), New Zealand (+7,98%); Canada, Anh và Australia cũng vào nhóm các thị trường tăng điểm mạnh.

Những chỉ số tăng mạnh nhất

trong quý 2/2018

trong 6 tháng đầu năm 2018

Rus 2000

10,89%

Ai Cập

10,28%

NASDAQ

10,15%

Na uy

9,54%

Nauy

9,67%

NASDAQ

8,79%

Rus 3000 growth

8,72%

Bồ Đào Nha

8,75%

New Zealand

9,78%

Rus 2000

7,00%

Canada

7,00%

New Zealand

6,49%

London

6,96%

Rus 3000 growth

4,45%

Australia

6,89%

Phần Lan

5,54%

Bồ Đào Nha

6,65%

Ấn Độ

4,01%

Rus 3000

6,15%

Rus 3000

2,29%

Các chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall đều tăng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2018 khi đà leo dốc của cổ phiếu Nike giúp thị trường khép lại quý 2 với sắc xanh, trong khi những lo ngại về quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ dịu bớt. Tính trong tháng 6/2018, Dow Jones lùi 0,59%, trong khi S&P 500 tiến 0,49% và Nasdaq Composite cộng 0,92%. Trong quý 2/2018, cả 3 chỉ số chính đều tăng điểm. Theo đó, Dow Jones tăng 0,7%, S&P 500 thêm 2,94% và Nasdaq Composite tăng vọt 10,15%.Nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn là điểm sáng. Cổ phiếu Amazon nhảy vọt 45%, Twitter leo dốc 82% và Netflix tăng hơn gấp đôi. Chỉ số Nasdaq Composite chứng kiến 8 quý leo dốc liên tiếp.

Tuy nhiên, nếu so với thời điểm đầu năm thì các chỉ số chứng khoán Mỹ ở thời điểm giữa năm không thay đổi nhiều: Dow Jones và S&P 500 gần như chẳng giảm bao nhiêu so với thời điểm đầu năm, trong khi đó Dow Jones giảm 1,8% trong 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua là giai đoạn thị trường biến động rất mạnh, không chỉ ở Mỹ mà trên toanò thế giới. Chính sách bảo hộ thương mại và quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của Fed đã gây chấn động trên thị trường toàn cầu. Các biện pháp bảo hộ thương mại từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho nỗi lo sợ về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại – một yếu tố có thể làm giảm mức tăng trưởng kinh tế hoặc thậm chí là đẩy cả nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Lạm phát tăng trưởng nhanh hơn ở Mỹ còn buộc Fed phải nâng lãi suất nhanh hơn, qua đó đẩy tăng đồng USD, gây ra nhiều khó khăn cho những quốc gia vay nợ bằng đồng bạc xanh nhiều. Đồng USD tăng giá sẽ làm gia tăng chi phí trả nợ bằng đồng USD. Ngoài ra, yếu tố này còn khiến nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền từ thị trường mới nổi sang Mỹ.
Trong nhóm các thị trường chứng khoán giảm điểm trong quý 2/2018, chứng khoán Việt Nam dẫn đầu bảng các thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới. Chỉ số Vn-Index của Việt Nam có mức giảm mạnh nhất thế giới (-20,85%), theo sau đó là thị trường Argentina (-18,7%), Thổ Nhỹ Kỳ (-5,44%), Brazil (-14%); Philippines, Thái Lan và Malaysia chia sẻ các vị trí còn lại.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm, 2018 Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường chứng khoán suy giảm mạnh nhất khi mất 16,31% giá trị, trong khi thị trường Ai Cập dẫn đầu đà tăng với 10,28%.

Những chỉ số giảm mạnh nhất

trong quý 2/2018

trong 6 tháng đầu năm 2018

Việt Nam

-20,85%

Thổ Nhĩ Kỳ

-16,31%

Argentina

- 18,69%

UAE Dubai

-16,29 %

Chinext

- 16,41%

Philippines

- 15,95%

Thổ Nhĩ Kỳ

- 15,44%

Shenzhen

- 15,04%

Shenzhen

- 14,42%

Shanghai

- 13,09%

Brazil

- 13,97%

Argentina

- 13,40%

Shanghai

- 12,25%

Ba Lan

- 12,22%

Philippines

- 10,09%

Thái Lan

- 9,02%

Thái Lan

-9,82%

Indonesia

- 8,75%

Malaysia

-9,33%

Chinext

- 8,33%

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 5,81% trong quý 2/2018.

Mức giảm mạnh trong quý 2/2018 của VN-Index cũng đánh dấu giai đoạn tồi tệ nhất của thị trường kể từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu quý 4/2008. So với mức đỉnh hơn 1.200 điểm xác lập ngày 9/4, VN-Index đã mất hơn 260 điểm (-21,5%), tương đương mất hơn 30 tỷ USD chỉ trong hơn 2 tháng. Sự sụt giảm của chỉ số do nhiều cổ phiếu bluechips thuộc các nhóm ngành diễn biến tiêu cực từ đầu tháng 4, điển hình là nhóm ngân hàng. Nhiều cổ phiếu trong ngành trượt giá và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, có thể điểm tới như VCB giảm 21%, ACB giảm 32%, CTG giảm 36%, BID giảm 45%... trong quý 2/2018.
Các thị trường Trung Quốc lục địa gần đây chịu nhiều áp lực khi nhà đầu tư lo ngại về các tác động từ cuộc xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc mạnh, mặc cho Ngân hàng Trung ương quốc gia này vừa có các động thái bơm thêm 100 tỷ USD và nới lỏng chính sách tiền tệ. Phiên cuối cùng của tháng 6/2018, chỉ số Shanghai Composite tăng 61,41 điểm (tương ứng 2,2%) lên 2.848,31 điểm so với phiên liền trước sau 4 phiên lao dốc liên tiếp; chỉ số bluechip CSI 300 tăng 2,57% và Shenzhen Composite nhảy vọt 3,26%. Dù vậy, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite vẫn giảm ít nhất 20% so với mức đỉnh tháng 1/2018. Trong Top 10 các thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh nhất toàn cầu, Trung Quốc góp mặt 3 chỉ số, gồm: Chinext (-16,4%), chỉ số Shenzhen (-15,4%) và chỉ số Shanghai (-12,25%). Cụ thể, chứng khoán Trung Quốc đã mất khoảng 514 tỷ USD giá trị thị trường trong tuần từ 18 – 22/6, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc. Tính từ mức đỉnh hồi đầu năm đến quý 2/2018, vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị bốc hơi gần 2.000 tỷ USD.
Ngày 28/6/2018, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã công bố phiên bản cập nhật của danh sách hạn chế (negative list) – trong đó chỉ ra các ngành bị hạn chế hoặc bị cấm về khoản đầu tư nước ngoài. Trong những thay đổi chi tiết (nhiều trong số này đã được công bố trước đó), mức giới hạn lên tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng sẽ bị loại bỏ, giới hạn sở hữu ở các công ty môi giới và bảo hiểm sẽ được dỡ bỏ từ năm 2021. Bên cạnh đó, giới hạn sở hữu nước ngoài tại ngành sản xuất xe hơi chở khách (passenger car) sẽ được gỡ bỏ từ năm 2022.
Nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu với tốc độ nhanh chưa từng thấy kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. 12,4 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu trong tháng 6/2018, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 10/2008, theo kết quả thống kê của công ty nghiên cứu thị trường TrimTabs.
Làn sóng tháo chạy dòng vốn gần đây nhất – bao gồm cả các quỹ ETF và quỹ tương hỗ – diễn ra khi nhà đầu tư lo ngại rằng đà tăng trưởng đồng bộ trên toàn cầu đang đánh mất đà, và thị trường mới nổi cũng bị rút vốn nặng nề. Trước đó, cổ phiếu của thị trường mới nổi được xem là tài sản được khá nhiều nhà đầu tư ưa thích.
Chứng chỉ quỹ iShares MSCI Emerging Markets ETF nhảy vọt hơn 18% trong giai đoạn 5 tháng từ tháng 7/2017 tới tháng 1/2018, nhưng sau đó xóa sạch đà tăng và quay đầu giảm 10,3% trong 6 tháng đầu năm nay. Tính chung, chứng chỉ quỹ Vanguard FTSE All-World ex-US Index Fund – vốn theo dõi cổ phiếu trên toàn cầu (trừ Mỹ) –giảm hơn 6,5% trong năm nay.
Trong bối cảnh giao dịch cổ phiếu trên thị trường mới nổi và các thị trường khác ngoài Mỹ và nỗi lo sợ về chiến tranh thương mại gia tăng, nhà đầu tư đã từ bỏ các cổ phiếu quốc tế và trở về với nước Mỹ - nơi chứng kiến dòng vốn chảy vào 6,3 tỷ USD. Quỹ iShares emerging market ETF bị rút 5,4 tỷ USD trong tháng 6/2018, mức rút vốn mạnh nhất trong tất cả các quỹ, theo dữ liệu từ ETF.com. “Đà tăng của đồng USD và thành quả thấp kéo dài dường như là yếu tố thôi thúc nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường cổ phiếu bên ngoài nước Mỹ (non-U.S. equities)”, TrimTabs cho biết.
Một trong những khu vực có mức độ sợ hãi của nhà đầu tư thấp nhất lại là Trung Quốc. Trong tháng 6/2018, nhà đầu tư đã rót ròng 150 triệu USD vào thị trường Trung Quốc, ngay cả khi chỉ số chứng khoán chuẩn của Trung Quốc liên tiếp giảm điểm.
Những lo ngại về xung đột thương mại Mỹ - Trung đang ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường chứng khoán châu Á. Bên cạnh đó, động thái tăng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cũng khiến các nhà đầu tư nâng cao yêu cầu khi đầu tư vào các thị trường rủi ro như chứng khoán tại châu Á.
Trong nửa đầu năm, hơn 19 tỷ USD đã được hút khỏi các thị trường Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan, kể từ đầu năm dựa theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Về phần nhà đầu tư, câu hỏi chính có lẽ là liệu sự tháo chạy của dòng vốn ở những nơi khác đang báo hiệu một điều gì đó đáng lo ngại hơn hay chỉ là một cơ hội mua vào khác khi mức định giá trở nên rẻ hơn.
“Dòng vốn tích lũy trong cả năm 2018 (của các loại tài sản) vẫn còn tăng nhờ đợt hút vốn mạnh trong tháng 1/2018. Nga và Nam Phi hiện dẫn đầu về làn sóng rút vốn vì đây là thị trường đông đúc nhất trước thời điểm chuỗi suy giảm xảy ra”, Gabriele Foa, Chiến lược gia tài sản chéo ở thị trường mới nổi tại Bank of America Merrill Lynch, cho biết trong một báo cáo. “Những cơ hội đang xuất hiện nhờ mức định giá thấp”.
Trên thực tế, nếu xu hướng này duy trì cho tới cuối tháng 6/2018 thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2016, các cổ phiếu trên toàn cầu chứng kiến đợt rút vốn ròng, theo TrimTabs.
Dù vậy, nhà đầu tư vẫn còn lạc quan về Mỹ Latinh, được thể hiện ở việc rót ròng 30 triệu USD vào các quỹ ETF trong tháng 6, mặc dù các quỹ này đã mất 10% trong tháng 6 và hơn 25% so với đầu tháng 5/2018.
Bước vào quý 3/2018, xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn được cho là rủi ro lớn mà nhà đầu tư cần phải quan tâm cùng với chính sách tiền tệ của nước Mỹ.
“Các hậu quả của quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ Mỹ, lạm phát tăng vừa phải và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đứng đầu danh sách lo ngại của chúng tôi. Song, chúng tôi vẫn không thay đổi đánh giá lạc quan về tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi tỏ ra cẩn trọng rằng sự kết hợp của các kết quả thương mại tồi tệ hơn, giá dầu cao hơn và một Fed ‘diều hâu’ hơn có thể làm suy giảm niềm tin trong năm 2018 và sau đó nữa”, Trưởng Bộ phận Kinh tế toàn cầu tại Standard Chartered, David Mann, cho biết.
Michael Hartnett, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại BoAML cho biết tháng 7 có thể là tháng nhà đầu tư bán ra trong lúc thị trường biến động, nhưng sau đó thị trường có thể còn biến động hơn nữa vào tháng 8 và tháng 9 trước thời điểm bầu cử giữa kỳ. “Để làn sóng bán tháo tiếp diễn thì cần phải có những diễn biến tiêu cực. Những diễn biến tiêu cực đó có thể là áp thuế vào ô tô nhập khẩu từ châu Âu hoặc áp thuế vào sản phẩm công nghệ của Mỹ. Và cũng có thể các vấn đề tiền tệ của Trung Quốc lại tái diễn”, ông cho hay.