Việt Nam xuất sang Indonesia 31 chủng loại mặt hàng, trong đó gạo là mặt hàng chủ lực, chiếm 27,1% tổng kim ngạch, đạt 131 triệu USD, tăng 19535,19% so với cùng kỳ năm trước – đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, xuất khẩu sang Indonesia thu về 482,8 triệu USD, giảm 14,25% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam xuất sang Indonesia 31 chủng loại mặt hàng, trong đó gạo là mặt hàng chủ lực, chiếm 27,1% tổng kim ngạch, đạt 131 triệu USD, tăng 19535,19% so với cùng kỳ năm trước – đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội.

Đứng thứ hai về kim ngạch là điện thoại các loại và linh kiện, với 83,1 triệu USD, giảm 58,28%; kế đến là sắt thép giảm 44,64%, tương ứng với 52,6 triệu USD…

Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa sang Indonesia đều giảm kim ngạch, số mặt hàng này chiếm 58%, trong đó xuất khẩu hóa chất, clanke & xi măng giảm mạnh nhất, giảm lần lượt 82,78% và 82%. Ngược lại, số lượng hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 41,9%, ngoài mặt hàng gạo tăng trưởng mạnh còn có một số hàng với tốc độ tăng trưởng khá như:  cà phê tăng 265,78% đạt 6,1 triệu USD; Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 219,27% đạt 3,7 triệu USD và thủy sản tăng 77,44% đạt 1 triệu USD.

Thống kê tình hình xuất khẩu sang Indonesia 2 tháng 2016

ĐVT: USD

2 tháng 2016

2 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Tổng cộng

482.812.221

563.049.316

-14,25

gạo

131.015.775

667.250

19.535,19

điện thoại các loại và linh kiện

83.170.026

199.351.805

-58,28

Sắt thép các loại

52.683.466

95.169.663

-44,64

máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác

28.632.358

27.613.030

3,69

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

25.225.301

20.738.009

21,64

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

18.761.961

19.315.844

-2,87

phương tiện vận tải và phụ tùng

17.159.858

17.482.183

-1,84

hàng dệt may

16.263.344

20.325.804

-19,99

sản phẩm từ chất dẻo

11.796.052

8.539.125

38,14

sản phẩm hóa chất

9.143.288

19.776.191

-53,77

xơ, sợi dệt các loại

8.377.586

8.644.769

-3,09

chất dẻo nguyên liệu

7.442.441

8.297.973

-10,31

cà phê

6.152.274

1.681.951

265,78

sản phẩm từ sắt thép

5.944.117

5.978.480

-0,57

kim loại thường khác và sản phẩm

5.507.745

3.161.804

74,20

Clanke và xi măng

4.895.063

27.199.302

-82,00

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

3.722.685

1.166.002

219,27

vải mành, vải kỹ thuật khác

3.710.866

2.218.400

67,28

giày dép các loại

3.619.717

3.268.682

10,74

dây điệnvà dây cáp điện

2.623.139

2.551.887

2,79

chè

2.149.938

1.243.718

72,86

Cao su

1.735.465

2.716.380

-36,11

giấy và các sản phẩm từ giấy

1.449.507

3.104.453

-53,31

Sản phẩm từ cao su

1.407.322

1.116.228

26,08

Hóa chất

1.373.799

7.980.067

-82,78

hàng thủy sản

1.084.465

611.160

77,44

sản phẩm gốm sứ

575.283

624.423

-7,87

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

333.418

385.872

-13,59

Hàng rau quả

331.773

414.354

-19,93

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

266.424

492.844

-45,94

quặng và khoáng sản khác

165.339

250.628

-34,03

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Dẫn nguồn tin từ peppervietnam.com, từ ngày 17/2/2016, Indonesia bắt đầu áp dụng quy định mới đối với 103 loại hàng hóa có nguồn gốc thực vật phải có qui trình đăng ký, kiểm tra giấy tờ cần thiết, sản phẩm đảm bảo ATTP.

Đối với mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam, để chứng minh mặt hàng hồ tiêu đó là ATTP, phía Indonesia yêu cầu: Hoặc (1) Phải có Hệ thống Kiểm soát VSATTP, hệ thống này phải được phía Indonesia công nhận, hoặc (2) Phải có phòng kiểm nghiệm kiểm tra ATTP của Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận. Phòng KN này cũng phải được phía Indonesia công nhận.

Trong tình hình nếu làm theo phương án 1 sẽ cần thời gian khá lâu, nên hai bên đã phản ứng nhanh bằng việc thực hiện theo phương án 2. 

Kết quả theo thông tin mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu- Bộ Công thương, Ngày 21/3/2016, phía Indonesia đã có văn bản chính thức công  nhận 10 Phòng thí nghiệm thuộc hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam, nếu hạt tiêu được kiểm tra tại các 10 phòng kiểm nghiệm này mà không có dư lượng thuốc BVTV, đối với hồ tiêu là dư lượng chất PROCHLORAZ và độc tố nấm Axlatoxin B1, Aflatoxin tổng số thì sẽ tiếp tục được nhập khẩu vào Indonesia.

Đây là kết quả làm việc hết sức tích cực, có trách nhiệm của Cục XNK, Bộ Công thương, của Thương vụ VN tại Indonesia và của Cục QLCLNLTS – Bộ Nông nghiệp.

Về lâu dài các cơ quan quản lý thuộc Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương đang chuẩn bị nội dung để Chính phủ 2 nước Việt Nam và Indonesia có thể ký Thoả thuận chung công nhận lẫn nhau về hàng hoá thực phẩm thương mại giữa 2 nước để thuận lợi hơn cho các DN xuất nhập khẩu nông sản.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC

 

Nguồn: Vinanet