Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 631,56 điểm, tương đương hơn 2,6%, đóng cửa phiên 21/4 ở mức 23.018,88 điểm. Sau 2 phiên, Dow Jones ghi nhận mức giảm hơn 1.200 điểm. S&P 500 giảm 2,7% xuống 2.736,56 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite rớt 3,5% xuống còn điểm 8.263,23.
Nhà đầu tư tiếp tục tập trung theo dõi hiện tượng lạ ở thị trường dầu tương lai, và điều này làm dấy lên mối lo ngại về những tổn thất sâu sắc ở ngành năng lượng - yếu tố sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn nữa đối với kinh tế Mỹ. Ở phiên này, giá dầu WTI hợp đồng tương lai tháng 6 đã giảm 42,4%, còn 11,57 USD/thùng - thấp nhất kể từ tháng 2/1999. Nhiều nhà đầu tư bán tháo hàng hóa với tâm lý chờ xem sự “sụp đổ” của thị trường năng lượng có lan sang các hàng hóa khác hay không.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giảm mạnh do lo ngại dư thừa nguồn cung. Gregory Leo, Giám đốc đầu tư và đồng thời là Giám đốc quản lý tài sản toàn cầu của IDB Bank cho biết, sản lượng dầu hiện tại vào khoảng 90 triệu thùng/ngày, nhưng nhu cầu chỉ 75 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phien giao dịch, dầu Brent giao tháng 6/2020 trên sàn London (Anh) giảm 24% xuống còn 19,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002; giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn trên sàn New York (Mỹ) giảm 43% xuống còn 11,57 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI kỳ hạn tháng 5/2020 – đã hết hạn trong ngày 21/4 – hổi phục trở lại khi tăng lên 10,01 USD/thùng, từ mức âm 37,63 USD của phiên 20/4.
Thị trường dầu thế giới vừa trải qua 2 phiên giao dịch “hỗn loạn” nhất trong lịch sử khi các nhà đầu tư rời bỏ mặt hàng này vì thực trạng cung dự báo sẽ vượt cầu trong một thời gian dài sắp tới giữa lúc nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu để khắc phục tình trạng dư cung "vàng đen" chưa mang lại hiệu quả.
Lượng tồn trữ dầu mỏ toàn cầu gia tăng sau khi hai nước sản xuất và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga hồi đầu tháng 3/2020 không đạt được nhất trí về việc tiếp tục gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu khi tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Kể từ đó, sự lan rộng của dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu nhiên liệu thế giới giảm xấp xỉ 30%. Từ tháng 4/2020, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, trong đó có Nga, đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng dầu thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định động thái này đã muộn, và việc nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đã khiến các nền kinh tế rơi vào đình trệ và thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu nói trên không đủ bù đắp sự giảm mạnh của nhu cầu dầu toàn cầu.
Theo số liệu công bố ngày 21/4 của Viện Dầu mỏ Mỹ, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 13,2 triệu thùng lên 500 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/4. Theo dự kiến, Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu dự trữ quốc gia trong ngày 22/4.
Trong bối cảnh hiện tại, cả Saudi Arabia và Nga ngày 21/4 đều cho biết sẵn sàng thực hiện thêm các biện pháp để bình ổn thị trường dầu cùng với các nước sản xuất dầu khác song hiện vẫn chưa có hành động cụ thể. Theo ông Gregory Leo, Giám đốc đầu tư của IDB Bank, sản lượng dầu thế giới hiện vào khoảng 90 triệu thùng/ngày song nhu cầu dầu toàn cầu mới chỉ ở mức 75 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm sau khi các nhà đầu tư buộc phải bán vàng lấy tiền mặt để bù lỗ cho các loại tài sản khác, chủ yếu do sự cố trên thị trường dầu mỏ.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.671,68 USD/ounce; trước đó trong cùng phiên, kim loại quý này đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 9/4 là 1.659,68 USD/ounce.
Vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 1,4% xuống khép phiên ở mức 1.687,80 USD/ounce.
Sự lao dốc của giá dầu đã khiến toàn bộ thị trường hàng hóa đi xuống. Các báo cáo kinh doanh ảm đạm cũng gây ra nhiều lo ngại về thiệt hại lâu dài từ đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu.
Rất nhiều nhà đầu tư đang hủy các lệnh nắm giữ với thái độ chờ đợi và đánh giá liệu tác động từ cú sốc trên thị trường năng lượng có tiếp tục lan tỏa sang thị trường kim loại quý hay không.
Nhà phân tích của sàn giao dịch tiền tệ trực tuyến FXTM, ông Lukman Otunuga, cho biết sự sụp đổ lịch sử của giá dầu và nỗi lo ngày một gia tăng về nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng có thể tạo ra một đợt bán tháo lấy tiền mặt khác. Điều này về cơ bản khiến vàng chịu nhiều rủi ro xuống giá khi đồng USD tăng giá.
Kinh tế vĩ mô không thuận lợi do sự bùng phát của dịch Covid-19 tiếp tục hậu thuẫn giá vàng, khiến các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang những tài sản an toàn, mặc dù vàng có thể không còn là “điểm an toàn số 1”
Gần đây, giá vàng thỏi đã chuyển hướng sang biến động theo sát thị trường chứng khoán, nhất là khi xảy ra những đợt bán tháo mạnh ở các thị trường lớn – buộc các nhà đầu tư phải bán kim loại quý để bù lỗ cho chứng khoán. Vàng từ chỗ vốn được coi là một kênh an toàn trong thời điểm bất ổn về chính trị và tài chính, đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ một kênh trú ẩn an toàn khác là đồng USD. Tuy nhiên, vàng lại được định giá bằng đồng bạc xanh, khiến việc đồng USD mạnh lên sẽ làm cho vàng đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chỉ số đồng USD – “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – tăng 0,41 điểm lên mức 100,37 trong phiên vừa qua, càng khiến vàng mất dần sức hấp dẫn.
Các kim loại quý khác cũng đồng loạt giảm trong phiên vừa qua, mạnh nhất là palađi.
Cuối phiên giao dịch, giá palađi giảm 9,5% xuống 1.958,00 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có thời điểm xuống chỉ 1.827,92 USD (giảm 15,5%). Bạch kim cũng giảm 3,3% xuống 745,29 USD/ounce, và bạc giảm 4,3% xuống 14,71 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng loạt giảm trong phiên vừa qua.
Giá đồng giảm hơn 2%, do thị trường dầu mỏ đang gây xáo trộn tâm lý các nhà đầu tư và đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu giảm thấp trong khi khiến USD tăng lên. Trên sàn London (LME), kết thúc phiên giao dịch vừa qua, giá đồng kỳ hạn giao au 3 tháng giảm 2,7% xuống 5.045 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 4 năm là 4.37USD/tấn. Hoạt động tinh luyện trên toàn cầu đã giảm từ tháng 3, trong đó sản lượng đồng tinh luyện của Trung Quốc giảm xuống 771.000 tấn, thấp nhất kẻ từ tháng 5/2019.
Các kim loại khác cũng có chung xu hướng với đồng. Giá chì trong phiên vừa qua giảm 1,5% xuống 1.663,5 USD/tấn, trongkhi kẽm giảm 1,7% xuống 1.914 USD/tấn. Các kim loại khác cũng giảm, trong đó nhôm mất 0,8% xuống 1.490,5 USD/tấn, nicle giảm 2,3% xuống 12.225 USD/tấn và thiếc giảm 2,5% xuống 14.840 USD/tấn.
Sản lượng chì và kẽm của Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua cũng giảm, phản ánh nhu cầu suy yếu.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc giảm trở lại từ mức cao nhất 8,5 năm ở phiên liền trước, do lo ngại nguồn cung sẽ dư thừa do dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Kết thúc phiên vừa qua, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,8% xuống 602 CNY (85 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm mạnh 3,4% xuống 599 CNY/tấn.
Giá thép giảm đã gây tác động tới thị trường quặng sắt. Thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải giảm 1,2% xuống 3.337 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng giảm 1,4% xuống 3.185 CNY/tấn, trong khi thép không gỉ giảm 1,3% xuống 13.030 CNY/tấn.
Fitch Solutions mới đây đã hạ dự báo về tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng Trung Quốc năm nay xuống 1,8%, so với mức 5,2% dự báo ban đầu. Nippon Steel Corp, hãng sản xuất thép lớn nhất của Nhật Bản, ngày 21/4 thông báo sẽ tạm thời đóng cửa lò luyện thứ 3 ở Nhật Bản tới giữa tháng 5 để phù hợp với nhu cầu - hiện đang sụt giảm vì Covid-19.
Trên thị trường nông sản, giá cũng đồng loạt giảm, mạnh nhất là đường, do có mối liên quan mật thiết với dầu.
Giá đường thô phiên vừa qua đã giảm xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 12 năm do tác động từ thị trường dầu mỏ. Kết thúc phiên này, đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,31 US cent (3,1%) xuống 9,75 US cent/lb, trong phiên có thời điểm xuống chỉ 9,58 US cent, thấp nhất kể từ tháng 6/2008. Đường trắng giao tháng 8 tới cũng giảm 7,1 USD (2,2%) xống 2.318 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đã giảm 3,75 US cent (3,3%) xuống 1,115 US cent/lb, thấp nhất trong vòng 1 tháng; robusta giao cùng kỳ hạn giảm 38 USD (3,2%) xuống 1.139 USD/tấn. Nhà phân tích kỹ thuật Axel Rudolph của Commerzbank cho biết, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 – đang được giao dịch nhiều nhất – đã phá vỡ ngưỡng đáy trung bình của 200 phiên gần đây.
Đối với nhóm ngũ cốc, giá ngô Mỹ phiên vừa qua đã giảm 1,4% xuống mức thấp nhất 10,5 năm do nhu cầu nhiên liệu sụt giảm vì Covid-19 đe dọa đến ngành sản xuất ethanol.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 5 US cent xuống 3,17-1/4 USD/bushel, trong phiên có thời điểm xuống thấp chỉ 3,09 USD/bushel, mức chưa từng lặp lại kể từ ngày 11/9/2009.
Lúa mì cũng đi xuống trong phiên vừa qua, loại lúa mì đỏ mềm vụ Đông kỳ hạn giao tháng 7/2020 giảm 1-1/4 US cent xuống 5,46-1/4 USD/bushel.
Riêng đậu tương đi lên khi thị trường kỳ vọng xu hướng giá giảm gần đây sẽ kích thích nhu cầu của một số nhà nhập khẩu. Đậu tương kết thúc phiên tăng 4-1/2 US cent, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 đạt 8,40-3/4 USD/bushel mặc dù có thời điểm xuống mức 8,18-1/2 USD, thấp thất kể từ 23/5/2019.
Giá dầu cọ trên thị trường Malaysia giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng sau khi giá dầu thô giảm xuống dưới 0 USD. Dầu cọ thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 94 ringgit (4,2%) xuống 2.138 ringgit (487,29 USD)/tấn. Nhập khẩu dầu cọ của Liên minh Châu Âu trong niên vụ 2019/20 đã giảm 15% so với năm trước, xuống 4,48 triệu tấn.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) giảm mạnh nhất trong vòng 3 tuần theo xu hướng giá ở Thượng Hải sau khi dầu mỏ giảm mạnh trong phiên 20/4. Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn TOCOM giảm 3,7 JPY (2,8%) xuống 150,6 JPY/kg. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ 30/3. Trên sàn Thượng Hải, giá cũng giảm 3,2% xuống 9.800 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 22/4/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

10,01

+47,64

+126,60%

Dầu Brent

USD/thùng

20,00

+0,67

+3,47%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

20.320,00

-3.110,00

-13,27%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,83

+0,01

+0,27%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

54,35

+3,32

+6,51%

Dầu đốt

US cent/gallon

74,65

+1,96

+2,70%

Dầu khí

USD/tấn

219,75

+3,75

+1,74%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

30.490,00

-3.210,00

-9,53%

Vàng New York

USD/ounce

1.705,90

+18,10

+1,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.823,00

-10,00

-0,17%

Bạc New York

USD/ounce

15,08

+0,08

+0,56%

Bạc TOCOM

JPY/g

50,30

-2,30

-4,37%

Bạch kim

USD/ounce

752,99

+3,72

+0,50%

Palađi

USD/ounce

1.953,16

+19,78

+1,02%

Đồng New York

US cent/lb

226,85

+0,40

+0,18%

Đồng LME

USD/tấn

5.030,00

-153,50

-2,96%

Nhôm LME

USD/tấn

1.490,50

-12,50

-0,83%

Kẽm LME

USD/tấn

1.911,00

-36,00

-1,85%

Thiếc LME

USD/tấn

14.760,00

-455,00

-2,99%

Ngô

US cent/bushel

318,50

+1,25

+0,39%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

547,25

+1,00

+0,18%

Lúa mạch

US cent/bushel

277,00

+2,25

+0,82%

Gạo thô

USD/cwt

14,35

+0,01

+0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

841,00

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

294,10

-0,40

-0,14%

Dầu đậu tương

US cent/lb

25,66

-0,10

-0,39%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

460,00

+0,60

+0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.318,00

-40,00

-1,70%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

111,50

-3,75

-3,25%

Đường thô

US cent/lb

10,01

-0,25

-2,44%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

106,90

-0,75

-0,70%

Bông

US cent/lb

53,31

-0,71

-1,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

314,10

-14,50

-4,41%

Cao su TOCOM

JPY/kg

147,20

-3,40

-2,26%

Ethanol CME

USD/gallon

0,91

-0,04

-3,89%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg