Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do thông tin các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang khôi phục lại công suất hoạt động về mức trước đại dịch Covid-19, giữa bối cảnh một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng tăng trên toàn cầu và nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tốt lên nếu gói cứu trợ mới được thông qua.
Kết thúc phiên gia dịch, dầu ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 72 US cent (1,8%) lên 41,94 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc trên sàn London tăng 59 US cent (1,3%) lên 44,99 USD/thùng.
Sau khi Nhà Trắng và các nghị sỹ đảng Dân chủ hồi tuần trước không đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ mới nhằm ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần trước đã ký sắc lệnh hành pháp để tạm dừng thu thuế quỹ lương, hỗ trợ các khoản vay của sinh viên, người dân thuê nhà và gia hạn một phần trợ cấp thất nghiệp bổ sung đã hết hiệu lực vào cuối tháng trước. Điều này đã dẫn đảng Dân chủ và Chính quyền Tổng thống Trump quay trở lại bàn đàm phán.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia, ông Amin Nasser, cuối tuần qua cho biết nhu cầu năng lượng đã “phục hồi phần nào”, đồng thời đánh giá cao sự phục hồi mạnh mẽ nhu cầu dầu thô tại các thị trường chủ chốt, thậm chí về mức gần như trước đại dịch Covid-19, như nhu cầu xăng và dầu diesel ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Ngày 7/8 vừa qua, Iraq cho biết nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 8 và tháng 9/2020 để bù đắp cho việc sản xuất quá mức trong ba tháng qua. Động thái này sẽ giúp Iraq tuân thủ chặt chẽ hơn hạn ngạch cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC+.
Tình trạng giảm phát ở các nhà máy của Trung Quốc trong tháng 7/2020 đã bớt đi do giá dầu toàn cầu tăng và hoạt động công nghiệp tăng lên mức trước đại dịch. Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc trong tháng 7/2020 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2,5% hồi tháng Sáu, khi giá thịt lợn gần đây tăng mạnh và lũ lụt ở miền Nam Trung Quốc đã đẩy giá thực phẩm đi lên. Sự gia tăng này trùng khớp với dự báo.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục giảm khỏi mức cao kỷ lục do đồng USD mạnh lên. Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,2%, xuống 2.030,26 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2020 tăng 0,6%, lên 2.039,70 USD/ounce.
Michael Matousek, người đứng đầu mảng giao dịch của U.S. Global Investors, cho biết giá vàng giảm là điều tất yếu khi các nhà đầu tư đổ xô bán tháo chốt lời và đồng USD có xu hướng tăng trong hai ngày qua.
Đồng USD đang duy trì ở ngưỡng cao nhất trong một tuần qua, khi giới đầu tư kỳ vọng vào một gói kích thích mới của Mỹ nhằm giúp nước này “chống chọi” với đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào ngày 15/8 tới, cũng được kỳ vọng sẽ “xoa dịu” căng thẳng đang leo thang trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng đã tăng 34% kể từ đầu năm nay, giữa bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục gia tăng khiến triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, buộc chính phủ các nước phải tung ra các gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 3,2%, lên 29,20 USD/ounce, giá bạch kim ttăng 2,8%, lên 988,53 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 20/2 là 1.002,25 USD/ounce, trong khi giá palađi tăng 2,7%, lên 2.234,59 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do kỳ vọng kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh sẽ kéo nhu cầu tăng theo, cũng như trông chờ các công ty sản xuất tại châu Âu và Mỹ sẽ kinh doanh tốt lên.
Cuối phiên giao dịch, giá đồng trên sàn London tăng 1,4% lên 6.398 USD/tấn, trong phiên trước đó giá đồng chạm 6.226 USD/tấn - thấp nhất 1 tháng.
Nhập khẩu đồng chưa gia công và sản phẩm đồng của Trung Quốc trong tháng 7/2020 tăng lên mức cao kỷ lục 762.211 tấn, tăng 16,1% so với mức cao (656.483 tấn) trong tháng 6/2020 và tăng 81,5% so với mức 420.000 tấn trong tháng 7/2019. Trong khi đó, tồn trữ đồng tại London chạm 114.375 tấn, giảm gần 60% kể từ giữa tháng 5/2020 và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3/2019.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm phiên thứ 2 liên tiếp do căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, song dự kiến nhu cầu quặng sắt vẫn duy trì vững. Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,2% xuống 880 CNY (126,32 USD)/tấn, đóng cửa phiên trước đó giảm 0,6% xuống 894 CNY/tấn; quặng sắt 62% Fe nhập khẩu không thay đổi ở mức 118,5 USD/tấn.
Đối với mặt hàng thép, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,6% xuống 3.822 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 3.894 CNY/tấn; thép không gỉ giảm 1,9% xuống 14.175 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương tại Chicago tăng do doanh số xuất khẩu đậu tương vụ mới tăng, làm giảm bớt lo ngại về dự báo sản lượng vụ thu hoạch tại trung tây Mỹ bội thu.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 5-3/4 US cent lên 8,73-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 2-1/4 US cent lên 3,23 USD/bushel, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 4-1/2 US cent xuống 4,91 USD/bushel.
Giá đường giảm nhẹ nhưng vẫn gần sát mức cao nhất 5 tháng của tuần trước do nhu cầu từ Pakistan và Trung Quốc tăng. Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE giảm 0,12 US cent tương đương 0,9% xuống 12,55 US cent/lb, trong phiên trước đó đạt 13 US cent/lb, cao nhất kể từ ngày 6/3/2020; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 1,7 USD tương đương 0,5% xuống 370,6 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica giảm mạnh sau khi đạt mức cao nhất 4,5 tháng trong tuần trước đó.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE giảm 2,85 US cent tương đương 2,5% xuống 1,126 USD/lb, giảm phiên thứ 3 liên tiếp kể từ mức cao nhất 4,5 tháng trong ngày 5/8/2020. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London giảm 6 USD tương đương 0,4% xuống 1.357 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 11/8/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
42,17
|
+0,23
|
+0,55%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
45,10
|
+0,11
|
+0,24%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
30.180,00
|
+280,00
|
+0,94%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,17
|
+0,02
|
+0,74%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
123,77
|
+0,84
|
+0,68%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
124,07
|
+0,38
|
+0,31%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
371,25
|
+3,50
|
+0,95%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
44.430,00
|
-590,00
|
-1,31%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
2.029,70
|
-10,00
|
-0,49%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.895,00
|
-105,00
|
-1,50%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
29,00
|
-0,27
|
-0,91%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
96,70
|
-0,70
|
-0,72%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
985,03
|
-1,02
|
-0,10%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.233,96
|
+0,71
|
+0,03%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
286,80
|
+0,65
|
+0,23%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.396,50
|
+88,50
|
+1,40%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.786,00
|
+15,00
|
+0,85%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.397,00
|
-7,00
|
-0,29%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.716,00
|
-55,00
|
-0,31%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
325,75
|
+2,75
|
+0,85%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
493,25
|
+2,25
|
+0,46%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
258,50
|
0,00
|
0,00%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,70
|
-0,01
|
-0,09%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
874,00
|
+0,75
|
+0,09%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
289,80
|
+0,20
|
+0,07%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
30,79
|
+0,04
|
+0,13%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
488,10
|
-0,40
|
-0,08%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.488,00
|
-35,00
|
-1,39%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
115,30
|
-2,60
|
-2,21%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,55
|
-0,12
|
-0,95%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
112,50
|
-1,85
|
-1,62%
|
Bông
|
US cent/lb
|
63,07
|
+0,27
|
+0,43%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
662,50
|
+14,50
|
+2,24%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
175,20
|
-2,50
|
-1,41%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,18
|
+0,06
|
+5,36%
|