Theo đó, đối với vùng ngọt hóa thì phù hợp trồng giống dừa xiêm có đặc điểm cây thấp lùn, cây nhanh cho trái, đạt năng suất cao, có thể thu hoạch quanh năm.

Riêng vùng đất bị nhiễm mặn, các hộ dân được khuyến khích trồng giống dừa cây to cao, tán lá rộng, thích nghi vùng đất nhiễm mặn. Bởi trồng giống dừa truyền thống này không chỉ khôi phục vườn dừa bị mất đi mà còn giúp các hộ dân có thêm nguồn thu nhập từ thu hoạch trái. Mô hình này còn có tác dụng tạo bóng mát cho vuông nuôi tôm và ngăn gió bão cường độ lớn.

Trước đây, nhiều hộ dân ở Cà Mau đã đồng loạt thực hiện chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, kéo theo nhiều diện tích vườn dừa hầu như bị xóa sổ vì bị đốn bỏ để cải tạo ao, đầm nuôi tôm. Bên cạnh đó, một phần diện tích vườn dừa bị khô héo hoặc chết khô do không thích nghi với vùng đất bị nhiễm mặn.

Tuy nhiên, để khôi phục diện tích vườn dừa, các ngành chuyên môn của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tận dụng đất vườn, đất bờ ruộng, bờ vuông nuôi tôm để ươm, trồng các giống dừa cho năng suất cao; xem đây là loại cây trồng hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở địa phương./.

Theo Kim Há
TTXVN

Nguồn: TTXVN