Bà Zuraida Kamaruddin cho biết: “Điều này là không thể tránh khỏi trong bối cảnh Indonesia - nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới - cạnh tranh gay gắt hơn trong nhiệm vụ giải quyết lượng dầu cọ dư thừa từ kho dự trữ hiện có.”

Giá dầu cọ của Malaysia đã tăng lên mức cao kỷ lục vào đầu năm nay. Nguyên nhân là do xung đột giữa Nga - Ukraine và lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của Indonesia đã thắt chặt nguồn cung dầu ăn toàn cầu.

Nhưng thời gian gần đây giá dầu cọ đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm khi Indonesia từ chối quyết định hạn chế xuất khẩu trước đó.

Indonesia trong tháng 7 đã loại bỏ thuế xuất khẩu đối với tất cả các sản phẩm dầu cọ cho đến ngày 31/8, sau một loạt nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu và giảm lượng hàng tồn kho. Đồng thời, quốc gia này cũng đang xem xét loại bỏ yêu cầu bán hàng trong nước đối với dầu cọ xuất khẩu.

Bà Zuraida Kamaruddin cho biết giá dầu cọ trung bình trong quý III dự kiến dao động trong khoảng 4.800 Ringgit (1.078,41 USD) - 5.200 Ringgit (1.168,28 USD)/tấn, và dự báo sản lượng ở Malaysia tăng. Ngoài ra, giá dầu cọ dự kiến sẽ tăng lên 5.000 - 5.500 Ringgit/tấn trong quý IV với việc khôi phục thuế xuất khẩu ở Indonesia và sản lượng dự kiến giảm.