Nguy cơ đóng cửa nhà máy Redcar và 2.000 người có thể mất việc sẽ gây áp lực lên chính phủ  để cứu trợ nhà máy này. 

Tuy nhiên, nếu chính phủ hỗ trợ Redcar này thì tương lai lâu dài của nhà máy này cũng không được đảm bảo hoàn toàn khi Trung Quốc đang ngày càng gia tăng khối lượng dự trữ thép. Việc chuyển nhượng Redcar sẽ gây lên những nghi ngờ liệu ngành công nghiệp vùng Teesside này có thể tồn tại được bao lâu. Teesside là vùng sản xuất sắt thép chính của Anh kể từ thủa sơ khai từ những năm 1850.

Vùng Đông Bắc nước Anh là nơi sản sinh ra hàng loạt các ông trùm ngành thép như Isaac Lowthian Bell, Arthur John Dorman và Albert De Lande Long.

Cuối những năm 1870, nước Anh dẫn đầu thế giới về sản lượng kim loại, chiếm 50% sản lượng gang và 40% sản lượng thép thế giới. Nhưng sản lượng thép của Anh giảm liên tiếp trong những năm sau đó kể từ khi cổ phần hóa ngành thép trong năm 1980 và chính phủ từ chối hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Trong khi đó, Trung Quốc kể từ khi nền kinh tế giảm tốc, nước này đã bắt đầu xả thép dư thừa vào các thị trường quốc tế với các hợp đồng chào giá thấp. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng 28% lên 43,5 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm nay mặc dù sản lượng giảm 2%.

Lúc này, các nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc bắt đầu kí các hợp  đồng với nước khác mặc dù chịu lỗ để duy trì sản xuất và giải phóng hàng tồn kho.

Lượng nhập khẩu thép của Trung Quốc từ Anh chiếm 2% trong 6 tháng đầu năm 2011 và con số này dự báo tăng 8% trong năm nay. Các nhà sản xuất thép của Anh đang đối mặt với hàng loạt các áp lực từ sự tăng mạnh của đồng Bảng Anh, chi phí năng lượng, thuế môi trường và lãi suất kinh doanh cao.

Đối với Trung Quốc, Anh được xem là nước tiên phong trong sản xuất thép. Năng lực sản xuất thiết kế của các nhà máy Trung Quốc là 1,1 tỷ tấn kim loại mỗi năm, trong đó sản lượng vượt quá là 340 triệu tấn. Sản xuất thép thô của Trung Quốc chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng thế giới. Nguyên sản lượng vượt quá đã cao gấp đôi sản lượng của EU, 170 triệu tấn.

Tăng trưởng nhu cầu thép tại châu Âu được dự báo sẽ chậm lại trong năm nay sau khi đạt mức đỉnh điểm vào năm 2014. Mức tăng trưởng này được dự báo chỉ đạt 1,5% trong năm nay, điều này càng gia tăng áp lực lên ngành này trong khu vực.

Ủy ban Châu Âu đang điều tra việc Trung Quốc và Nga bán phá giá thép, điều này khiến cho nhiều nhà sản xuất kim loại tại châu Âu có nguy cơ phá sản. 

Trong tháng 6, Hiệp hội sản xuất thép tại EU và Mỹ đã đưa ra tuyên bố kế hoạch hành động ngăn chặn đối với sự đổ bộ ồ ạt ngành kim loại của Trung Quốc.

Mặc dù lo ngại về sức khỏe của thị trường thép toàn cầu, Ủy ban Châu Âu vẫn chứng kiến mức tăng 3,9% tiêu thụ năm ngoái. Tuy nhiên, tiêu thụ thép vẫn chỉ ở mức 25% dưới mức đã đạt được năm 2007.

Theo Eurofer, việc Ủy ban Châu Âu áp dụng thuế chống bán giá chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ cho 330.000 con người trong ngành thép khỏi nguy cơ mất việc.

Bình Trần