Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 1% lên mức cao nhất gần 3 tháng sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy lãi suất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gần chạm mức đỉnh.
Kết thúc phiên này, dầu thô Brent tăng 1,25 USD, tương đương 1,6%, lên 81,36 USD/thùng; mức đỉnh cao trong phiên là 81,57 USD, cao nhất kể từ ngày 25 tháng 4. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,14 USD, tương đương 1,5%, lên 76,89 USD; mức cao nhất trong phiên là 77,13 USD, chưa từng thấy kể từ ngày 26 tháng 4.
Dữ liệu vào thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 6 và ghi nhận mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong hơn hai năm khi lạm phát tiếp tục giảm.
John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, cho biết dữ liệu đã khiến chỉ số USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022, giúp thúc đẩy giá dầu, do đồng USD yếu hơn làm cho dầu thô rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết: “Hôm nay chúng ta có con số lạm phát rất thấp. Ông cho hay những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất đã tạo ra một cơn gió ngược cho giá dầu.
Thị trường mong đợi lãi suất sẽ chỉ có một lần tăng nữa. Lãi suất cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA, cho biết giá dầu đã tăng hơn 11% trong hai tuần, chủ yếu là do việc cắt giảm nguồn cung từ các nhà sản xuất hàng đầu là Saudi Arabia và Nga. Cấu trúc hợp đồng dầu Brent tham chiếu toàn cầu cho thấy thị trường đang thắt chặt và OPEC có thể đang thành công trong sứ mệnh hỗ trợ thị trường.
Chênh lẹch giá dầu Brent kỳ hạn 1 tháng so với kỳ hạn 6 tháng đã tăng lên 2,64 USD/thùng vào thứ Tư. Hồi cuối tháng 6, hợp đồng kỳ hạn 1 tháng còn rẻ hơn so với kỳ hạn 6 tháng.
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Năm dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, mặc dù những khó khăn kinh tế lớn hơn và lãi suất tăng có nghĩa là mức tăng sẽ thấp hơn một chút so với dự đoán trước đó.
Một báo cáo của OPEC cũng được công bố vào thứ Năm đã duy trì triển vọng lạc quan về nhu cầu dầu thế giới bất chấp kinh tế suy yếu. OPEC đã nâng dự báo tăng trưởng cho năm 2023 và dự đoán chỉ giảm nhẹ vào năm 2024, với Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy việc mở rộng sử dụng nhiên liệu.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, đà phục hồi sau đại dịch đã chậm lại, với xuất khẩu giảm vào tháng trước với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ba năm trước, Cục Hải quan nước này cho biết.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất gần 1 tháng do USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sớm kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ.
Giá vàng tăng 0,1% trong phiên 13/7, với vàng giao ngay kết thúc ở mức 1.958,79 USD/ounce trong khi vàng kỳ hạn tháng 8 chốt ở 1.963,80 USD, sau khi có lúc giá tăng lên mức cao nhất kể từ 16/6, là 1.968 USD.
Giá bạc giao ngay phiên này tăng 2,4% lên 24,73 USD/ounce, bạch kim tăng 2,9% lên 973,74 USD và palladium tăng 1,1% lên 1.296,30 USD.
Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy giá sản xuất của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 6, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn giảm phát. Trước đó một ngày, dữ liệu khác cho thấy giá tiêu dùng tháng 6 tăng ít nhất trong vòng hơn 2 năm. Với những cơ sở đó, Fed không có lý do gì để tiếp tục tăng lãi suất lâu dài và mạnh mẽ.
Lãi suất tăng kéo theo tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không mang lại lợi suất.
Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới bất ngờ giảm vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động vẫn thắt chặt.
Chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm khiến giá vàng trở nên hợp lý hơn đối với những khách hàng ở nước ngoài, trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm càng khiến cho vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Ngân hàng Commerzbank viết trong một báo cáo: "Thị trường đã giảm bớt kỳ vọng về đợt tăng lãi suất thứ hai. Cùng với sự điều chỉnh này, giá vàng đã phục hồi".
"Sau dữ liệu của ngày hôm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trên thị trường vàng. Vàng có cơ hội tốt và nếu thêm chất xúc tác thì giá có thể trở về mốc 2.000 USD, dĩ nhiên là sau khi trải qua rất nhiều ngưỡng kháng cự khác nhau", Phillip Streible, giám đốc chiến lược thị trường của Blue Line Futures ở Chicago cho biết.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Năm với hy vọng Mỹ sẽ ngừng tăng lãi suất sau khi lạm phát chậm lại, trong khi đồng USD giảm cũng giúp kim loại này không bị ảnh hưởng nhiều bởi dữ liệu xuất khẩu yếu tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 2,2% lên 8.682 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 22 tháng 6 là 8.710 USD và vượt qua mức trung bình động 100 ngày là 8.599 USD.
Đồng, được sử dụng trong năng lượng và xây dựng, đang hướng tới mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 3 sau khi lạm phát của Mỹ chậm một cách đáng ngạc nhiên báo hiệu rằng việc tăng lãi suất có thể kết thúc vào cuối tháng.
Chỉ số USD chạm mức thấp mới trong 15 tháng vào thứ Năm, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng tiền của Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Ole Hansen, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo ở Copenhagen, cho biết: “Nhu cầu đối với tài sản rủi ro được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chỉ số CPI yếu hơn dự kiến.
"Xuất khẩu của Trung Quốc đang không được tốt và điều đó phản ánh rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng yếu kém. Và các biện pháp kích thích bổ sung ở Trung Quốc có thể không được tung ra trong quý này, chúng ta có thể phải đợi đến quý IV."
Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong tháng trước với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cách đây 3 năm, do nền kinh tế toàn cầu suy yếu gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc về các biện pháp kích thích mới.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy sản xuất trong nước mạnh và nhu cầu yếu đã hạn chế nhập khẩu đồng tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này tăng 1,9% lên 2.279 USD/tấn, kẽm và chì tăng lần lượt 1,8% lên 2.469 USD và 2.122,5 USD, trong khi niken giảm 1,8% xuống 21.285 USD và thiếc giảm 0,9% xuống 28.800 USD.
Giá quặng sắt tăng phiên thứ ba liên tiếp do dữ liệu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 6 mạnh và tăng trưởng tín dụng ở mức cao, mặc dù triển vọng kinh tế ảm đạm và căng thẳng địa chính trị đã hạn chế đà tăng.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 - được giao dịch nhiều nhất - trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên tăng 1,6% lên 829,0 nhân dân tệ (115,68 USD)/tấn, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 30 tháng 6. Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 8 tăng 0,8% lên 109,8 USD/tấn.
Hợp đồng thép cây được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,9%, thép cuộn cán nóng tăng 0,8%, thép dây tăng 0,5% và thép không gỉ tăng 0,7%.
Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu quặng sắt trong tháng 6 của Trung Quốc tăng 7,4% nhờ nhu cầu vững chắc từ các nhà sản xuất thép trong nước, mặc dù khối lượng tháng 6 thấp hơn một chút so với 96,18 triệu tấn nhập khẩu trong tháng 5.
Ngân hàng Quốc gia Australia trong một báo cáo cho biết rằng giá quặng sắt cũng được nâng lên chỉ sau một đêm nhờ dữ liệu tín dụng khả quan từ Trung Quốc khi tổng tài chính cho tháng 6 tăng, vượt qua kỳ vọng của thị trường - một dấu hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.
Dữ liệu của CISA cho thấy, sản lượng thép thô hàng ngày giữa các nhà máy thành viên của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) đã giảm xuống thấp hơn trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7, giảm 0,3%, tương đương 5.600 tấn, xuống 2,24 triệu tấn so với 10 ngày trước
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ tăng trở lại nhờ lực mua với giá hời sau khi giá chạm mức thấp nhất 2 năm rưỡi vào đầu phiên, trong khi giá đậu tương tăng 3% khi các thương nhân chuyển trọng tâm trở lại thời tiết vụ mùa bất ổn và lo ngại về nguồn cung cấp.
Sự sụt giảm của đồng USD đã nâng giá lúa mì cũng như ngô và đậu tương, khiến các loại ngũ cốc của Mỹ trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Kết thúc phiên thứ Năm, trên sàn giao dịch Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 16-3/4 cent lên 5,00-1/2 USD/bushel, phục hồi sau khi trượt xuống 4,81 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 42 cent, tương đương 3,2%, lên 13,69-3/4 USD/bushel, và lúa mì kỳ hạn tháng 9 tăng 7 cent lên 6,39-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,4% lên 24,01 cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 6 là 24,25 cent; đường trắng kỳ hạn tháng 8. hết hạn vào thứ Sáu, tăng 6,50 USD, tương đương 0,9%, lên 693,60 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường tiếp tục được củng cố, giao dịch trong phạm vi hẹp gần đây, đồng thời lưu ý rằng lạm phát của Mỹ giảm bớt có thể thúc đẩy đầu tư vào hàng hóa.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 0,6 cent, tương đương 0,4%, lên 1,576 USD/lb.
Xuất khẩu cà phê arabica từ hà sản xuất và xất khẩu cà phê arabica hàng đầu thế giới, Brazil, đã giảm 23,3% trong tháng 6 so với một năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê robusta của nước này đã tăng 60,5% trong tháng 6. Brazil là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn thứ ba thế giới.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng do triển vọng Trung Quốc sẽ gia tăng kích thích kinh tế sau khi dữ liệu thương mại cho thấy xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 6. Tuy nhiên, đồng yên ổn định giữ mức tăng giá cao su trong tầm kiểm soát.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 trên Sàn giao dịch Osaka kết thúc phirn tăng 0,8 yên, tương đương 0,4%, lên 205,0 yên ($1,48)/kg, sau khi sụt giảm gần như suốt thời gian từ đầu tuần đến nay. Cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 75 CNY lên 12.430 CNY (1.734,65 USD)/tấn. Cao su kỳ hạn tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore giao tháng 8 giảm 0,1% xuống 131,3 US cent/kg.
Đồng yên chạm mức mạnh nhất kể từ giữa tháng 5, là 138,08 JPY/USD. Đồng yên vững chắc làm cho các tài sản bị chi phối bởi đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
SHFE đang tìm cách mở rộng mạng lưới kho bãi hàng hóa của mình bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả kho cao su ở Thái Lan, ba nguồn tin của Reuters cho biết.
Bờ Biển Ngà đã xuất khẩu 530.284 tấn cao su tự nhiên từ tháng 1 đến tháng 5, giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

77,07

+0,18

+0,23%

Dầu Brent

USD/thùng

81,46

+0,10

+0,12%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

70.450,00

+100,00

+0,14%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,55

+0,00

+0,08%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

267,44

-0,42

-0,16%

Dầu đốt

US cent/gallon

261,38

+0,34

+0,13%

Dầu khí

USD/tấn

758,50

+2,25

+0,30%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.966,10

+2,30

+0,12%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.674,00

-58,00

-0,66%

Bạc New York

USD/ounce

25,08

+0,13

+0,50%

Bạc TOCOM

JPY/g

109,20

+0,90

+0,83%

Bạch kim

USD/ounce

973,28

-3,78

-0,39%

Palađi

USD/ounce

1.285,55

-10,31

-0,80%

Đồng New York

US cent/lb

394,25

+0,25

+0,06%

Đồng LME

USD/tấn

8.694,00

+194,50

+2,29%

Nhôm LME

USD/tấn

2.278,00

+42,00

+1,88%

Kẽm LME

USD/tấn

2.479,00

+53,50

+2,21%

Thiếc LME

USD/tấn

28.809,00

-260,00

-0,89%

Ngô

US cent/bushel

499,75

-0,75

-0,15%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

641,50

+1,75

+0,27%

Lúa mạch

US cent/bushel

422,00

+0,75

+0,18%

Gạo thô

USD/cwt

15,38

+0,14

+0,89%

Đậu tương

US cent/bushel

1.369,50

-0,25

-0,02%

Khô đậu tương

USD/tấn

401,30

+1,40

+0,35%

Dầu đậu tương

US cent/lb

61,35

+0,08

+0,13%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

812,50

-1,90

-0,23%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.267,00

-72,00

-2,16%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

157,60

+0,60

+0,38%

Đường thô

US cent/lb

24,01

+0,10

+0,42%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

271,25

-1,15

-0,42%

Bông

US cent/lb

81,57

-0,11

-0,13%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

130,50

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)