Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới giảm gần 1%, đảo ngược đà tăng ở phiên liền trước, do chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 của Mỹ bất ngờ tăng, làm gia tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất vào tuần tới.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 11 giảm 83 US cent hay 0,9% xuống 93,17 USD/thùng, khoảng giá giao dịch trong phiên là từ 91,05 USD đến 95,53 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 10 giảm 47 US cent hay 0,5% xuống 87,31 USD/thùng.
Lúc đầu phiên giao dịch cả hai loại dầu đều tăng hơn 1,5 USD/thùng bởi lo ngại về tồn kho ít đi.
Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng mạnh khiến USD đảo chiều tăng trở lại, bởi lạm phát cao sẽ buộc Fed phải tiếp tục tăng mạnh lãi suất. USD mạnh lên khiến dầu mỏ - tính bằng USD – trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Những biện pháp hạn chế mới liên quan tới Covid-19 tại Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới cũng gây sức ép lên giá dầu.
Một phóng viên của hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết trên Twitter rằng Mỹ có thể bắt đầu nạp lại SPR khi giá dầu thô giảm xuống dưới 80 USD/thùng.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Xăng Dầu Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này đã tăng khoảng 6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 9/9. Trong khi các nhà phân tích của Reuters dự báo các kho dự trữ dầu thương mại của Mỹ đã tăng 800.000 thùng trong tuần trước. Chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu dự trữ chính thức trong ngày 14/9.
Triển vọng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân của phương Tây với Iran vẫn còn mờ mịt. Ngày 12/9, Đức bày tỏ sự tiếc nuối khi Tehran đã không phản ứng tích cực với các đề xuất của châu Âu nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết một thỏa thuận sẽ khó có thể xảy ra trong thời gian tới.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 13/9 vẫn giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023, viện dẫn các dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn đang hoạt động tốt hơn dự kiến bất chấp những khó khăn như lạm phát gia tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm hơn 1% do USD tăng sau khi Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 bất ngờ tăng dẫn tới thị trường gia tăng tỷ lệ đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất tích cực hơn nữa.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,2% xuống 1.703,8 USD/ounce; vàng giao sau giảm 1,3% xuống 1.717,4 USD/ounce.
Vàng có thể giữ trong phạm vi 1.690 – 1.700 USD/ounce trong ngắn hạn và USD khó có thể lên mức cao mới trừ khi Fed rất mạnh tay trong tuần tới. Thị trường hiện nay thấy có 81% cơ hội Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp vào ngày 20 – 21/9.
Mặc dù vàng được xem như một phòng hộ chống lại lạm phát, nhưng lãi suất của Mỹ tăng làm chi phí giữ vàng tăng theo.
Tai Wong, nhà phân tích cấp cao thuộc công ty kinh doanh kim loại quý Heraeus Precious Metals ở New York, cho biết giá vàng đi xuống do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cao hơn dự kiến, khiến đồn đoán về mức lãi suất tăng 75 điểm cơ bản chắc chắn sẽ xảy ra. Đồng USD đang tăng lên và có thể tiếp tục gây sức ép cho vàng.
Theo ông Wong, giá vàng có thể giao dịch trong phạm vi 1.690-1.700 USD/ounce trong ngắn hạn khi đồng USD có thể ghi nhận mức cao mới trong bối cảnh Fed thắt chặt tiền tệ vào tuần tới.
Giá tiêu dùng của Mỹ đã bất ngờ tăng trong tháng 8/2022 trong bối cảnh chi phí thuê nhà và lương thực tăng đã “lấn át” yếu tố giá xăng giảm.
Chỉ số đồng USD đã tăng 1,3%, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn cho những người mua nước ngoài. Các thị trường nhận thấy có tới 81% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 20-21/9 tới.
Mặc dù vàng được xem là rào cản chống lại lạm phát, song lãi suất ngày càng tăng làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ những tài sản không sinh lời như vàng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,4% xuống 19,51 USD/ounce, sau khi ghi nhận mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 2/2021 hôm 12/9; bạch kim giảm 2,1% xuống 887,94 USD/ounce; trong khi palladium giảm 6,4% xuống 2.120,16 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng quay lại giảm sau khi lạm phát của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 8 đẩy USD tăng do các nhà đầu tư lo sợ lãi suất tăng mạnh hơn nữa có thể hạn chế sự tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu kim loại.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,2% xuống 7.861 USD/tấn sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 26/8 tại 8.153 USD/tấn. Giá đồng Comex của Mỹ giảm 1,5% xuống 3,56 USD/lb.
Giá đồng quay đầu giảm sau khi số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 0,1% trong tháng trước, trong khi các nhà kinh tế trong thăm dò của Reuters dự báo chỉ số này giảm 0,1%.
Trong phiên 13/9, giá đồng giao ngay cao hơn 150 USD/tấn so với kỳ hạn giao sau 3 tháng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2021, cho thấy tình trạng thiếu đồng hiện tại trong kho của sàn giao dịch.
Chỉ số USD tăng 1,3% sau số liệu của Mỹ. USD mạnh lên khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME tăng 1,1% lên 2.309 USD/tấn, trong khi kẽm, một kim loại tiêu thụ nhiều năng lượng khác, tăng 1% lên 3.229 USD. Giá thiếc trên sàn LME giảm 1,6% xuống 21.115 USD/tấn, chì giảm 0,1% xuống 1.947,50 USD và niken 3 giảm 1,1% xuống 24.305 USD.
Giá quặng sắt Đại Liên đạt mức cao nhất hai tuần trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ 3 ngày, do lo ngại về nguồn cung và những dấu hiệu nhu cầu mạnh hơn đang hỗ trợ giá.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc lúc đóng cửa tăng 2% lên 728,5 CNY (105,23 USD)/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 29/8 tại 732 CNY trong đầu phiên này. Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 10 tăng 1,9% lên 104,05 USD/tấn, gần mức đỉnh hai tuần tại 104,55 USD/tấn trong ngày 12/9.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép thanh và thép cuộn cán nóng tăng lần lượt 1% và 1,2%; thép không gỉ tăng 3,9%.
Lượng quặng sắt tới các cảng của Trung Quốc đã giảm 2,32 triệu tấn trong tuần trước, kết hợp với lượng tiêu thụ hàng ngày của các cảng tiếp tục mạnh mẽ dẫn tới việc giảm tồn kho vật liệu tại cảng. Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil đã sụt 1,52 triệu tấn trong cùng giai đoạn này, thắt chặt cán cân cung cầu trong ngắn hạn
Tồn kho quặng sắt ở cảng của Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên trong 11 tuần xuống 142,1 triệu tấb vào ngày 9/9, theo công ty tư vấn số liệu SteelHome.
Công suất sử dụng lò cao trong số 247 nhà máy thép Trung Quốc tăng lên 87,56% trong thời gian từ 2 tới 8/9, tăng tuần thứ sáu liên tiếp, theo khảo sát của công ty Mysteel.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm nhưng vẫn gần mức cao nhất 3 tháng, trong khi giá lúa mì tăng bởi tình trạng không rõ ràng về nguồn cung ở Biển Đen sau những chỉ trích của Nga về một thỏa thuận ngoại giao cho phép xuất khẩu ngũ cốc qua đường biển từ Ukraine.
Kết thúc phiên, giá đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11 lúc đóng cửa giảm 9-1/2 US cent xuống 14,78-3/4 USD/bushel; giá ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 3-1/4 US cent xuống 6,92-3/4 USD/bushel; trong khi lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 12 tăng 1-3/4 US cent lên 8,6-1/2 USD/bushel.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10, đáo hạn trong ngày 15/9 đã giảm 6,7 USD hay 1,1% xuống 606,3 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất 10 năm tại 620,3 USD/tấn; đường thô giao cùng kỳ hạn tăng 0,03 US cent hay 0,2% lên 18,38 US cent/lb.
Nguồn cung đường trắng hiện nay khan hiếm với dự trữ cạn kiệt tại một số nước nhập khẩu chính, xuất khẩu từ Ấn Độ vẫn thấp trong khi chi phí tinh luyện cũng tăng trong những tháng gần đây. Sản xuất đường tại khu vực Trung Nam Brazil cao hơn một chút so với dự đoán trong nửa cuối tháng 8, ở mức 3,13 triệu tấn, tăng 5,77% so với một năm trước.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 lúc đóng cửa giảm 4,05 US cent hay 1,8% xuống 2,207 USD/lb, tiếp tục rời xa khỏi mức cao nhất 6 tháng, là 2,4295 USD đạt được hôm 25/8. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 24 USD hay 1,1% xuống 2.239 USD/tấn.
Triển vọng vụ mùa ở Brazil được cải thiện khi dự báo sẽ có mưa vào cuối tháng 9. Trong khi đó, doanh số bán ở các cửa hàng cà phê có thương hiệu tại Mỹ tăng 10% trong 12 tháng tính tới tháng 6/2022, đạt 45,8 tỷ USD, bằng 96% doanh số trước đại dịch.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ 4 liên tiếp, được hỗ trợ bởi thị trường Thượng Hải sau khi chính phủ Trung Quốc tái khẳng định cam kết ổn định nền kinh tế thông qua hỗ trợ chính sách theo từng giai đoạn.
Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,7 JPY hay 0,8% lên 222.9 JPY (1,57 USD)/kg; cao su giao tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 385 CNY lên 12.700 CNY (1.834 USD)/tấn; trong khi cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Singapore tăng 1,4% lên 134,8 US cent/kg.
Trung Quốc tiếp tục đưa ra các chính sách theo từng giai đoạn để ổn định kinh tế, tập trung vào sự phục hồi tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư, đồng thời thực hiện các chính sách này càng sớm càng tốt, theo truyền thông nhà nước dẫn lời của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Giá bán buôn của Nhật Bản tăng 9% trong tháng 8 so với năm trước, phù hợp với tốc độ tăng trưởng trong tháng 7, báo hiệu chi phí nguyên liệu thô vẫn ở mức cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

87,39

+0,08

+0,09%

Dầu Brent

USD/thùng

93,23

+0,06

+0,06%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

74.210,00

-110,00

-0,15%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

8,44

+0,16

+1,92%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

249,08

+1,04

+0,42%

Dầu đốt

US cent/gallon

353,57

-0,56

-0,16%

Dầu khí

USD/tấn

1.050,25

-7,25

-0,69%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.708,60

-8,80

-0,51%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.874,00

+31,00

+0,40%

Bạc New York

USD/ounce

19,27

-0,22

-1,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

86,90

-0,30

-0,34%

Bạch kim

USD/ounce

885,76

+1,44

+0,16%

Palađi

USD/ounce

2.088,58

-18,02

-0,86%

Đồng New York

US cent/lb

352,85

-2,70

-0,76%

Đồng LME

USD/tấn

7.868,50

-87,00

-1,09%

Nhôm LME

USD/tấn

2.313,00

+30,00

+1,31%

Kẽm LME

USD/tấn

3.227,00

+30,50

+0,95%

Thiếc LME

USD/tấn

21.380,00

-81,00

-0,38%

Ngô

US cent/bushel

688,75

-4,00

-0,58%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

861,25

+0,75

+0,09%

Lúa mạch

US cent/bushel

403,00

+1,00

+0,25%

Gạo thô

USD/cwt

17,70

-0,08

-0,45%

Đậu tương

US cent/bushel

1.474,75

-4,00

-0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

423,60

-0,20

-0,05%

Dầu đậu tương

US cent/lb

66,67

-0,06

-0,09%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

800,00

-1,40

-0,17%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.350,00

-36,00

-1,51%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

220,70

-4,05

-1,80%

Đường thô

US cent/lb

17,98

+0,03

+0,17%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

168,35

-2,70

-1,58%

Bông

US cent/lb

102,00

-0,32

-0,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

546,60

-13,20

-2,36%

Cao su TOCOM

JPY/kg

131,50

-2,00

-1,50%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)