Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 4% do lo ngại về việc Quốc hội Mỹ có thông qua thỏa thuận trần nợ của Mỹ hay không trong bối cảnh có nhiều thông điệp trái chiều từ các nhà sản xuất lớn át đi các dự báo về nguồn cung trước cuộc họp của OPEC+ vào cuối tuần này.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 3,53 USD, tương đương 4,6%, xuống 73,54 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 3,21 USD, tương đương 4,4%, xuống còn 69,46 USD/thùng. Không có hợp đồng nào được chốt vào thứ Hai vì giao dịch thưa thớt trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ.
Một số nhà lập pháp theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa cho biết họ có thể phản đối thỏa thuận nâng trần nợ ở Mỹ, quốc gia sử dụng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa Kevin McCarthy vẫn lạc quan rằng thỏa thuận sẽ được thông qua.
Hai ông Biden và McCarthy đã đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần qua, song thỏa thuận này phải được Quốc hội Mỹ thông qua trước ngày 5 tháng 6, ngày mà Bộ Tài chính cho biết nước này sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, điều có thể làm gián đoạn thị trường tài chính. Ông McCarthy hôm thứ Ba kêu gọi các thành viên trong đảng của ông ủng hộ thỏa thuận này.
Thời hạn nợ gần trùng với cuộc họp ngày 4/6 của OPEC+ - Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh trong đó có Nga. Các thương nhân không chắc chắn về việc liệu nhóm này có tăng cường cắt giảm sản lượng hay không khi giá sụt giảm đè nặng lên thị trường.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Abdulaziz bin Salman, tuần trước đã cảnh báo những người bán khống do đánh cược rằng giá dầu sẽ giảm hãy "coi chừng" có thể xảy ra khả năng OPEC+ cắt giảm sản lượng.
Tuy nhiên, bình luận từ các quan chức và nguồn tin ngành dầu mỏ của Nga, bao gồm cả Phó Thủ tướng Alexander Novak, cho thấy nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới đang nghiêng về việc giữ nguyên sản lượng.
Vào tháng 4, Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC+ đã thông báo cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày, nâng tổng khối lượng cắt giảm của OPEC+ lên 3,66 triệu thùng/ngày, theo tính toán của Reuters.
Dữ liệu về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc vào cuối tuần này cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra dấu hiệu phục hồi nhu cầu nhiên liệu tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm vào đầu phiên nhưng hồi phục vào cuối phiên khi đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc giảm bởi thị trường lạc quan hơn về thỏa thuận trần nợ của Mỹ.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,8% lên 1.958,80 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17 tháng 3; vàng kỳ hạn tương lai tăng 0,7% lên 1.958,00 USD.
Giá bạc phiên này giảm 0,1% xuống 23,17 USD/ounce, bạch kim giảm 0,6% xuống 1.018,44 USD và palladium giảm 0,6% xuống 1.406,82 USD.
Đồng USD giảm từ mức cao nhất 10 tuần, khiến vàng thỏi trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm chạm mức thấp nhất một tuần.
Cùng với những yếu tố tích cực này, "bạn cũng có thể thấy một số nhà quản lý quỹ thu hẹp các vị thế vào cuối tháng, chốt lãi trên các vị thế bán khống của họ và mua lại", Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals cho biết, và thêm rằng: "Trong ngắn hạn, giá vàng sẽ giao dịch đi ngang hoặcgiảm cho đến khi chúng ta thấy một chất xúc tác mới."
Trở lại giao dịch sau một kỳ nghỉ cuối tuần dài ở Mỹ, các nhà giao dịch cũng đang đánh giá dữ liệu kinh tế Mỹ công bố hôm thứ 6 mạnh mẽ một cách bất ngờ - củng cố khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát.
Trong khi những lo ngại trước đó về thỏa thuận nợ của Mỹ đã hỗ trợ giá cả thì việc định giá lại lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang đang khiến vàng chịu áp lực, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, Ole Hansen cho biết. Vàng có xu hướng mất đi sức hấp dẫn trong môi trường lãi suất cao.
Các nhà giao dịch hiện cho rằng Fed có nhiều khả năng tăng lãi suất vào tháng tới hơn là giữ nguyên lãi suất, với thỏa thuận nợ được cho là sẽ giảm bớt một số rủi ro kinh tế có thể khiến ngân hàng trung ương đứng ngoài cuộc.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng gần mức thấp nhất 6 tháng của tuần trước do các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho dữ liệu của Trung Quốc dự kiến cho thấy hoạt động của các nhà máy sẽ tiếp tục giảm.
Đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Lon don (LME) đã giảm 0,2% xuống 8.123 USD/tấn. Hôm 24 tháng 5, giá kim loại này đã giảm xuống mức thấp là 7.867 USD. Kim loại này, được sử dụng trong ngành điện và xây dựng, giảm 15% so với mức cao hồi tháng 1 do sự phục hồi kinh tế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc và suy thoái ở những nơi khác.
Đồng USD suy yếu lần đầu tiên kể từ ngày 19 tháng 5, khiến các kim loại được định giá bằng đồng đô la trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu kim loại vẫn ảm đạm.
Các nhà phân tích dự báo Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất chính thức của Trung Quốc trong tháng Năm, công bố vào thứ Tư (31/5), sẽ cho thấy sự sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Ngành xây dựng của Trung Quốc đang trì trệ, mức cộng giá đồng nhập khẩu vào Trung Quốc hiện là 37,5 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn và dự trữ đồng trong các kho LME đã tăng gần gấp đôi kể từ giữa tháng 4 lên 100.000 tấn.
Các nhà phân tích tại UBS cho biết đồng có thể chạm mức hỗ trợ khoảng 7.000 USD nếu tín hiệu nhu cầu vật chất xấu đi hơn nữa, nguồn cung được cải thiện hoặc thị trường rộng lớn trở nên e ngại rủi ro hơn. Họ cho biết: “Chúng tôi nhận thấy mức thặng dư khiêm tốn vào năm 2023 nhưng kỳ vọng thị trường thắt chặt hơn vào năm 2024 và tin rằng triển vọng đồng chuyển sang tình trạng thâm hụt kéo dài hơn từ năm 2025 làm tăng nguy cơ tăng giá mạnh trong 2-3 năm tới”.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME phiên này giảm 0,7% xuống 2.223 USD/tấn, kẽm giảm 2% xuống 2.297,50 USD, niken giảm 0,7% xuống 21.025 USD, chì giảm 0,7% xuống 2.065 USD và thiếc tăng 3% ở mức 25.595 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á cũng giảm. Quặng sắt kỳ hạn tương lai t rên sàn Đại Liên tăng vào đầu phiên nhưng quay đầu giảm vào cuối phiên, kéo giá các nguyên liệu sản xuất thép và sản phẩm thép khác giảm theo.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) - được giao dịch nhiều nhất - kết thúc phiên giảm 0,28% xuống 707,5 nhân dân tệ (102,36 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26 tháng 5. Quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 2,04% xuống 100,7 USD/tấn, do đồng USD giảm và lo ngại Fed có thể tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát.
Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,83% xuống 3.460 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,97% và thép dây giảm 0,58%. thép không gỉ tăng 0,41%.
Quặng sắt Đại Liên thể hiện khả năng phục hồi tốt hơn so với các kim loại đen khác, được hỗ trợ bởi sản lượng kim loại nóng cao và lượng hàng tồn kho tương đối thấp tại cảng.
Các nhà phân tích tại Huatai Futures cho biết: “Sản lượng kim loại nóng tương đối cao vào thời điểm hiện tại đã hỗ trợ phần nào cho nhu cầu quặng sắt”. Kim loại nóng là sản phẩm của lò cao và sản lượng thường được sử dụng để đánh giá nhu cầu quặng sắt.
Sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày trong số 247 nhà máy thép Trung Quốc được khảo sát ở mức 2,42 triệu tấn vào tuần trước, tăng 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 0,83% so với tháng trước, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.
"Dường như các nhà máy ngày càng ít quan tâm đến việc chủ động cắt giảm sản lượng (thép) của họ, vì họ vẫn có thể kiếm được một số tiền dựa trên chi phí sản xuất hiện tại. Do đó, nhu cầu sẽ ổn định trong ngắn hạn", các nhà phân tích của Sinosteel Futures cho biết.
Trong khi đó, tồn kho quặng sắt tại cảng giảm 2,2% so với tháng trước xuống 126,9 triệu tấn tính đến ngày 26/5, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Steelhome. Trên cơ sở hàng năm, hàng tồn kho đã giảm 5,5%.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ giảm 1,5% khi thị trường đảo ngược xu hướng tăng của phiên trước do kỳ vọng về một vụ thu hoạch bội thu ở Nga, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Giá ngô ổn định, trong khi đậu tương giảm do mưa và nhu cầu yếu.
Hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT) đã giảm 1,5% xuống 6,07 USD/bushel, hợp đồng ngô không đổi ở mức 6,04 USD/bushel, trongkhi đậu tương giảm 0,9% xuống 13,25-1/4 USD/bushel.
Các nhà phân tích cho biết giá xuất khẩu lúa mì của Nga đang giảm hơn nữa do dự đoán về một vụ thu hoạch mới và trong bối cảnh nhu cầu của các nhà nhập khẩu toàn cầu ở mức thấp. Một thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn qua Biển Đen đã được gia hạn hai tuần trước và có hiệu lực trong trong hai tháng.
Trên thị trường ngô, nguồn cung dồi dào từ Brazil gây áp lực lên giá. Tổng sản lượng ngô của Brazil niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 127,4 triệu tấn, nâng mức ước tính trong tháng 4 là 125,1 triệu tấn khi người trồng bắt đầu thu hoạch vụ thứ hai, công ty tư vấn kinh doanh nông nghiệp AgRural cho biết hôm thứ Hai.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 vững ở mức 25,37 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 vào thứ Năm tuần trước. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 không đổi ở mức 708,30 USD/tấn.
Các đại lý cho biết có khả năng giá sẽ vẫn được hỗ trợ tốt trong thời gian tới, chắc chắn là cho đến khi các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình mưa theo mùa đang tiến triển như thế nào tại nhà sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới - Ấn Độ. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng vụ thu hoạch ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới - Brazil - đang tăng tốc và có khả năng sản lượng sẽ rất tốt.
Các nhà đầu cơ đường ICE đã tăng vị thế mua ròng của họ thêm 5.001 hợp đồng lên 169.116 trong tuần tính đến ngày 23 tháng 5, dữ liệu cho thấy.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tương lai trên sàn ICE giảm mạnh xuống gần mức thấp nhất trong hai tháng khi vụ thu hoạch đang diễn ra ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil. Theo đó, cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 2,4% xuống 1,7720 USD/lb, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4, là 1,7715 USD. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 0,1% xuống 2.572 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất 15 năm vào thứ Ba tuần trước.
Thương nhân DR Wakefield có trụ sở tại Vương quốc Anh lưu ý rằng chênh lệch giá arabica hàng thực của nhà sản xuất hàng đầu Brazil đang giảm bớt, có nghĩa là kho dự trữ ICE sẽ tăng lên khi vụ thu hoạch hiện tại đang diễn ra.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới, đã tăng 15,7% trong tháng 5, nâng tổng mức tăng xuất khẩu từ đầu năm đến nay lên 2,2%. Tuy nhiên, các đại lý trong nước cho biết Việt Nam hầu như không còn hàng để xuất khẩu, có nghĩa là số liệu sẽ giảm trong thời gian tới.
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản kết thúc phiên thứ Ba giảm do nhu cầu của Trung Quốc yếu cùng với lo ngại dư cung làm giảm nhu cầu đối với các tài sản rủi ro, trong khi tâm lý hưng phấn ban đầu về thỏa thuận trần nợ của Mỹ đã bị giảm bớt.
Hợp đồng cao su giao tháng 11 của Sở giao dịch Osaka đã kết thúc đợt tăng giá kéo dài ba ngày để kết thúc phiên thứ Ba giảm 1,7 yên, tương đương 0,8%, xuống 209 yên (1,55 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc không đổi ở mức 11.895 NDT (1.720,90 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange được giao dịch lần cuối ở mức 132,2 US cent/kg, giảm 1%.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản đóng cửa tăng 0,30%, nhưng trong phiên có lúc chạm mức cao nhất trong ba thập kỷ.
"Các nhà đầu tư duy trì triển vọng giảm giá đối với nền kinh tế Trung Quốc, bằng chứng là việc bán tháo cổ phiếu ở Hang Seng và CSI, và giá hàng hóa giảm", một thương nhân ở Singapore cho biết, và thêm rằng: "Nguồn cung nguyên liệu thô từ Thái Lan, Việt Nam và Châu Phi dự kiến sẽ tăng do lượng mưa ngày càng tăng, dự kiến sẽ gây áp lực giảm giá cao su".
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc có thể tiếp tục giảm trong tháng 5, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hôm thứ Hai, làm tăng thêm áp lực mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt trong bối cảnh phục hồi kinh tế không đồng đều sau đại dịch COVID-19.
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm trong 4 tháng đầu năm 2023, dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Bảy.
Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản, Toyota Motor Corp đã chứng kiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc tăng 46,3% lên 162.554 chiếc trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước, phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch năm trước.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

69,37

-0,09

-0,13%

Dầu Brent

USD/thùng

73,43

-0,11

-0,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

62.920,00

-3.130,00

-4,74%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,30

-0,02

-1,03%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

260,38

+0,79

+0,30%

Dầu đốt

US cent/gallon

228,08

-8,85

-3,74%

Dầu khí

USD/tấn

663,00

-9,25

-1,38%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.100,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.981,90

+4,80

+0,24%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.779,00

+49,00

+0,56%

Bạc New York

USD/ounce

23,45

+0,21

+0,91%

Bạc TOCOM

JPY/g

104,80

+1,00

+0,96%

Bạch kim

USD/ounce

1.022,58

-1,73

-0,17%

Palađi

USD/ounce

1.419,60

+8,22

+0,58%

Đồng New York

US cent/lb

364,35

-1,95

-0,53%

Đồng LME

USD/tấn

8.123,00

-12,00

-0,15%

Nhôm LME

USD/tấn

2.224,00

-13,50

-0,60%

Kẽm LME

USD/tấn

2.302,50

-41,00

-1,75%

Thiếc LME

USD/tấn

25.561,00

+715,00

+2,88%

Ngô

US cent/bushel

588,25

-5,75

-0,97%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

583,50

-7,50

-1,27%

Lúa mạch

US cent/bushel

345,25

-0,75

-0,22%

Gạo thô

USD/cwt

14,74

+0,21

+1,45%

Đậu tương

US cent/bushel

1.286,25

-10,25

-0,79%

Khô đậu tương

USD/tấn

390,80

-1,80

-0,46%

Dầu đậu tương

US cent/lb

45,34

-0,86

-1,86%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

615,90

-12,20

-1,94%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.005,00

+14,00

+0,47%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

177,10

-4,50

-2,48%

Đường thô

US cent/lb

25,33

-0,04

-0,16%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

282,30

-9,65

-3,31%

Bông

US cent/lb

79,57

-0,64

-0,80%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

131,00

-1,20

-0,91%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)