Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng gần 4 USD/thùng sau thông tin OPEC+ xem xét giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá, mức giảm đó lớn nhất kể từ đầu đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giao tháng 12 tăng 3,72 USD/thùng, hay 4,4%, lên 88,86 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 4,14 USD hay 5,2% lên 83,63 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 6 do việc Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - phong tỏa chống Covid-19 gây ảnh hưởng tới nhu cầu, trong khi lãi suất tăng và USD vọt lên gây áp lực cho thị trường tài chính toàn cầu.
Tổ chức OPEC và các đồng minh (OPEC+) xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày trước cuộc họp vào ngày 5/10. Số liệu đó không gồm việc cắt giảm tự nguyện bổ sung của các thành viên riêng lẻ. Con số đó không bao gồm các khoản cắt giảm tự nguyện bổ sung của các thành viên riêng lẻ, một nguồn tin OPEC cho biết thêm.
Dennis Kissler, phó chủ tịch cấp cao của BOK Financial cho biết hầu hết các thương nhân dự kiến OPEC+ sẽ cắt giảm khoảng 50.000 thùng/ngày. Nếu được thống nhất, đây sẽ là lần cắt giảm tháng thứ hai liên tiếp của tổ chức này sau khi giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày trong tháng trước.
OPEC+ đã sản xuất thấp hơn mục tiêu gần 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7, do các lệnh trừng phạt với một số thành viên và mức đầu tư thấp của các thành viên khác đã cản trở khả năng tăng sản lượng của tổ chức này.
Theo một thăm dò sơ bộ của Reuters, dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến tăng gần 2 triệu thùng trong tuần trước. Dự trữ tại kho cảng Cushing, Oklahoma, tăng 730.297 thùng đạt 29,6 triệu thùng.
Mặc dù giá dầu Brent có thể tăng trong ngắn hạn, nhưng lo ngại về suy thoái toàn cầu có khả năng hạn chế đà tăng.
Chỉ số USD giảm ngày thứ 4 liên tiếp sau khi chạm mức cao nhất trong hai thập kỷ. USD rẻ hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu và hỗ trợ giá.
Goldman Sachs cho biết họ tin rằng việc cắt giảm nguồn cung của OPEC + có thể giúp khắc phục làn sóng di cư lớn của các nhà đầu tư dầu mỏ đã khiến giá dầu hoạt động kém hiệu quả.
Trên thị trường kim loại quý, gía vàng tăng mạnh, thêm khoảng 2%, bởi USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, mức giá thấp gần đây đã thu hút các nhà đầu tư và cũng gây ra đợt tăng giá bạc trong ngày mạnh nhất kể từ cuối năm 2008.
USD giảm, hỗ trợ nhu cầu vàng đối với người mua bằng các ngoại tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần cũng hỗ trợ nhu cầu vàng. Kết thúc phiên, giá àng giao ngay tăng 2,3% lên 1.698,48 USD/ounce, tăng mạnh nhất một ngày kể từ ngày 8/3; vàng giao sau tăng 1,8% lên 1.702 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng vọt 8,8% lên 20,67 USD/ounce, cao nhất kể từ giữa tháng 8/2021. Giá bạch kim cũng tăng 5% lên 901,52 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng giảm do dự đoán nhu cầu suy yếu dựa trên các dữ liệu về sản xuất từ khắp thế giới, và tồn kho đang tăng tại các kho của sàn giao dịch LME.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME giảm 0,7% xuống 7.533 USD/tấn trong không khí giao dịch trầm lắng do kỳ nghỉ lễ kéo dài ở Trung Quốc. Tuần trước giá đã chạm 7.220 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 21/7. Giá kẽm phiên này giảm 2,1% xuống 2,905 USD, giá chì giảm 2,5%
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm với tốc độ mạnh hơn trong tháng 9 do những phong tỏa nghiêm ngặt bởi Covid -19 đã làm gián đoạn sản xuất và ảnh hưởng tới nhu cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất khu vực eurozone và Châu Á suy yếu trong tháng 9 khi đối mặt với áp lực chi phí tiếp tục tăng. Dự trữ đồng trong các kho của LME tăng hơn 30% kể từ tháng 9, ở mức 135.750 tấn.
Số liệu cho thấy sản xuất ở Mỹ tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 5/2020 dấy lên khả năng việc tăng lãi suất sẽ chậm lại, điều này làm yếu đồng USD và giúp kim loại công nghiệp bớt sụt giảm.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì trên sàn giao dịch Chicago giảm do hoạt động bán chốt lời sau khi hợp đồng được giao dịch nhiều nhất lên gần mức cao nhất 3 tháng. Đậu tương tăng do thị trường này phục hồi từ sự sụt giảm gần đây bởi dự trữ của Mỹ lớn hơn dự kiến và sự cạnh tranh để xuất khẩu từ Nam Mỹ. Trong khi đó, giá ngô tăng do việc mua vào sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ giảm ước tính về dự trữ ngô trong nước.
Theo đó, giá lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 9-1/2 US cent xuống 9,12 USD/bushel; đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11 đóng cửa tăng 9-1/4 US cent lên 13,74 USD/bushel. Hợp đồng này trước đó đã giảm xuống 13,61-1/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 4/8. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 3-1/4 US cent lên 6,80-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 giảm 0,26 US cent hay 1,5% xuống 17,42 US cent/lb, giá đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8 tại 17,36 USD/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 4,5 USD hay 0,9% xuống 534,2 USD/tấn.
Đồng nội tệ và chứng khoán của Brazil tăng vọt sau khi Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro sẽ đi tiếp trong cuộc bầu cử căng thẳng diễn ra vào ngày 30/10. Trong khi đó, công ty kinh doanh Czarnikow dự báo đường toàn cầu dư thừa 3,6 triệu tấn trong niên vụ 2022/23 khi họ giảm ước tính tiêu thụ của Trung Quốc do phong tỏa Covid-19.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 5,8 US cent hay 2,6% xuống 2,1575 USD/lb, giá đã chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8 tại 2,1475 USD/lb. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa tăng 20 USD hay 0,9% lên 2.173 USD/tấn.
Mưa tại Brazil tiếp tục cải thiện độ ẩm ở khu vực trồng cà phê, thúc đẩy triển vọng vụ mùa năm 2023. Rabobank cho biết những cơn mưa trở lại đúng lúc tại Brazil có thể khiến giá giảm, đặc biệt nếu tiếp tục trong tháng 11.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng theo xu hướng mạnh lên của chứng khoán, mặc dù kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước suy yếu trong quý 3 khi chi phí nguyên liệu thô cao.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản đóng cửa tăng 1,07%.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,7 JPY hay 0,3% lên 229 JPY (1,58 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng tới trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 134,9 USD/kg. Các thị trường Trung Quốc đóng cửa từ 1/10 cho tới 7/10 để nghỉ lễ Quốc Khánh, giao dịch sẽ trở lại vào ngày 10/10.
Sản lượng cao su từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo tiếp tục mưa và cảnh báo lũ lụt ở khắp quốc gia này.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

81,60

+0,37

+0,46%

Dầu Brent

USD/thùng

88,51

+0,02

+0,02%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

70.120,00

+50,00

+0,07%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

6,89

+0,02

+0,26%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

250,76

-7,03

-2,73%

Dầu đốt

US cent/gallon

339,00

-2,46

-0,72%

Dầu khí

USD/tấn

1.001,25

-10,50

-1,04%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.670,20

+1,60

+0,10%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.704,00

+84,00

+1,10%

Bạc New York

USD/ounce

18,80

+0,09

+0,47%

Bạc TOCOM

JPY/g

85,70

+1,30

+1,54%

Bạch kim

USD/ounce

869,55

+2,23

+0,26%

Palađi

USD/ounce

2.216,56

+13,40

+0,61%

Đồng New York

US cent/lb

341,90

+0,10

+0,03%

Đồng LME

USD/tấn

7.542,00

+120,00

+1,62%

Nhôm LME

USD/tấn

2.197,00

+73,00

+3,44%

Kẽm LME

USD/tấn

2.929,50

+76,50

+2,68%

Thiếc LME

USD/tấn

20.523,00

-205,00

-0,99%

Ngô

US cent/bushel

671,25

+1,75

+0,26%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

899,00

+2,75

+0,31%

Lúa mạch

US cent/bushel

382,00

-0,75

-0,20%

Gạo thô

USD/cwt

17,35

0,00

-0,03%

Đậu tương

US cent/bushel

1.417,25

+6,50

+0,46%

Khô đậu tương

USD/tấn

407,70

+0,50

+0,12%

Dầu đậu tương

US cent/lb

64,19

+0,33

+0,52%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

852,00

+13,50

+1,61%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.327,00

+45,00

+1,97%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

225,70

-3,00

-1,31%

Đường thô

US cent/lb

17,77

+0,06

+0,34%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

190,45

+2,15

+1,14%

Bông

US cent/lb

85,82

+0,66

+0,77%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

410,90

-21,90

-5,06%

Cao su TOCOM

JPY/kg

133,80

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)