Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng lên mức cao nhất 3 tuần sau khi khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng sâu nhất kể từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, bất chất nguồn cung trên thị trường bị thắt chặt, cùng với sự phản đối từ Mỹ và các quốc gia khác. Số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô và nhiên liệu giảm trong tuần trước cũng góp phần đẩy giá tăng lên.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 1,57 USD hay 1,7% lên 93,37 USD/thùng, sau khi có thời điểm giá chạm 93,96 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 15/9; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,24 USD hay 1,4% lên 87,76 USD/thùng, sau khi có lúc đạt cao nhất kể từ ngày 15/9, là 88,42 USD/thùng.
Trong cả hai phiên giao dịch gần đây nhất, giá của hai loại dầu chủ chốt này đều bật tăng mạnh.
Việc OPEC+ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày có thể thúc đẩy sự phục hồi của giá dầu, vốn đã giảm từ 120 USD/thùng cách đây 3 tháng xuống 90 USD/thùng do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn câu, lãi suất Mỹ gia tăng và đồng USD mạnh hơn.
Tháng 8/2022, OPEC+ đã không đạt được mức mục tiêu sản lượng 3,58 triệu thùng/ngày do một số quốc gia cung cấp thấp hơn nhiều so với mức hạn ngạch hiện có.
Chuyên gia phân tích Jorge Leon của công ty dịch vụ dầu khí Rystad Energy (Na Uy) nhận định: “Chúng tôi tin rằng mức mục tiêu sản lượng mới chủ yếu do các quốc gia Trung Đông chủ chốt gánh vác, dẫn đầu là Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Kuwait”.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cùng ngày cho biết, Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu để bù đắp những tác động tiêu cực từ việc áp trần giá dầu Nga của phương Tây.
Một nguồn tin chia sẻ với hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) rằng Mỹ đang thúc ép các nhà sản xuất OPEC+ tránh cắt giảm sâu sản lượng, giữa lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách ngăn chặn đà tăng giá xăng tại Mỹ trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 8/11/2022.
Ông Biden đã giải quyết được vấn đề giá xăng tại Mỹ tăng cao trong năm nay, với việc giá xăng hiện đã “hạ nhiệt” so với mức đỉnh, điều mà chính quyền ông Biden xem đó là một thành tựu lớn.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô, xăng và các sản phẩm chưng cất của nước này đã giảm trong tuần trước. Dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm 1,4 triệu thùng xuống còn 429,2 triệu thùng. Còn dự trữ xăng sụt 4,7 triệu thùng, mạnh hơn dự báo, trong khi dự trữ các sản phẩm chưng cất cũng giảm mạnh hơn dự báo, mất 3,4 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm gần 1% do USD và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng bởi số liệu việc làm của Mỹ có thể ảnh hưởng tới việc tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.712,93 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất ba tuần, là 1.729,39 USD/ounce, trong phiên liền trước; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 0,6% xuống 1.720,8 USD/ounce.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại công ty dịch vụ môi giới và giao dịch hàng hóa kỳ hạn High Ridge Futures (Mỹ), nhận định: “Chúng ta đang thấy sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu, điều đó khiến giá vàng suy giảm sau khi tăng mạnh trong vài phiên trước đó”.
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 vào ngày 4/10, đồng USD tăng 1% trong ngày 5/10, làm vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng trong phiên này.
Theo Báo cáo việc làm Mỹ của ADP, khu vực tư nhân tại Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn trong tháng 9/2022, cho thấy nhu cầu về người lao động vẫn mạnh mẽ mặc dù lãi suất tăng và điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Hiện giới đầu tư chuyển trọng tâm chú ý chuyển sang dữ liệu việc làm tháng Chín của Bộ Lao động Mỹ, dự kiến được công bố vào ngày 7/10.
Ông Meger nói: “Fed hiện tập trung nhiều vào thị trường lao động. Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu nhỏ về khả năng hoạt động sản xuất tại Mỹ chậm lại. Tuy nhiên, nếu dữ liệu việc làm tốt hơn kỳ vong, điều đó có thể gây tổn thương thị trường vàng”.
Vàng rất nhạy cảm với việc nâng lãi suất của Mỹ, vì lãi suất cao làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm khỏi mức cao nhất gần hai tuần do đồng USD tăng và lo lắng kéo dài về việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu kim loại. Trái lại, giá kẽm và chì tăng do đóng cửa các nhà máy luyện trong bối cảnh giá năng lượng cao.
Kết thúc phiên, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,6% xuống 7.671,5 USD/tấn sau khi chạm mức 7.788 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/9. Giá đồng đã tăng 2,8% trong phiên liên trước và các tài sản rủi ro khác như chứng khoán cũng tăng do hy vọng rằng các ngân hàng trung ương có thể chậm lại tốc độ thắt chặt tiền tệ, nhưng lạc quan đó không đúng chỗ.
Dự trữ đồng trong các kho được LME phê duyệt tăng gần 35% kể từ ngày 15 tháng 9 lên 136.750 tấn.
Giá dự báo sẽ giảm 10 - 30% trong 12 tháng tới đối với hầu hết các kim loại. Sức ép lên thị trường này là chỉ số USD mạnh lên, kiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.
Giá kẽm đảo chiều giảm trước đó và tăng 0,3% lên 3.056,5 USD/tấn sau khi Glencore cho biết nhà máy luyện kẽm Nordenham tại Đức của họ sẽ bảo dưỡng từ ngày 1/11.
Giá chì cũng tăng vọt 5,1% lên 2.035 USD/tấn, cao nhất trong vòng hơn một tháng do ngại về nguồn cung thắt chặt sau khi Nyrstar cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy luyện chì Port Pirie ở Australia trong 55 ngày.
Giá nhôm tăng 0,4% lên 2.358 USD/tấn, nickel tăng 2,2% lên 22.530 USD, nhưng thiếc giảm 0,2% xuống 20.160 USD.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm do việc bán ra theo yếu tố kỹ thuật và lo lắng kinh tế vĩ mô khi các nhà kinh doanh đợi thêm thông tin sản lượng từ vụ thu hoạch đang diễn ra ở Mỹ. Lúa mì đóng cửa trái chiều do USD phục hồi gây áp lực cho các hợp đồng kỳ hạn gần trong một phiên giao dịch biến động.
Theo đó, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 kết thúc phiên giảm 13-3/4 US cent xuống 13,69-3/4 USD/bushel nhưng vẫn trên mức thấp nhất 2 tháng thiết lập trong ngày 3/10. Giá lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 1 US cent xuống 9,02 USD/bushel trong khi vụ mới kỳ hạn tháng 7 tăng 4-3/4 US cent lên 9,09-1/4 USD/bush
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa tăng 0,04 US cent hay 0,2% lên 17,95 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12 tăng 1,5 USD hay 0,3% lên 534,60 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường được hỗ trợ bởi các thị trường tài chính tăng, với chứng khoán thế giới quanh mức cao nhất hai tuần. Sản lượng đường của Liên minh Châu Âu được dự báo giảm 6,9% trong niên vụ 2022/23 xuống 15,5 triệu tấn sau khi diện tích trồng giảm và hạn hán nghiêm trọng tại nhiều nơi trong mùa hè.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 5,35 US cent hay 2,4% lên 2,2465 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 thay đổi ít tại 2.173 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường tiếp tục nhận được hỗ trợ từ nguồn cung ngắn hạn khan hiếm.
Xuất khẩu từ Brazil và Colombia giảm khiến nguồn cung arabica khan hiếm và dẫn tới giao dịch tháng 12 ở mức cao hơn các hợp đồng giao xa hơn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết từ tháng 10/2021 tới tháng 8/2022 xuất khẩu từ Brazil giảm 27,2%, trong khi Colombia giảm 18,7%. Sản lượng cà phê năm nay tại Brazil được điều chỉnh giảm gần đây do thời tiết bất lợi.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng được hỗ trợ bởi chứng khoán trong nước, mặc dù giao dịch vẫn yếu bởi đợt nghỉ lễ tại Trung Quốc.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,6% lên 229,9 JPY (1,59 USD)/kg; cao su giao tháng 11 tại Singapore tăng 0,5% lên 135,8 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

87,96

+0,20

+0,23%

Dầu Brent

USD/thùng

93,58

+0,21

+0,22%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

73.900,00

+2.340,00

+3,27%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

6,95

+0,02

+0,26%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

265,40

-1,45

-0,54%

Dầu đốt

US cent/gallon

367,61

-1,08

-0,29%

Dầu khí

USD/tấn

1.169,00

-13,25

-1,12%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.729,10

+8,30

+0,48%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.968,00

+32,00

+0,40%

Bạc New York

USD/ounce

20,82

+0,27

+1,32%

Bạc TOCOM

JPY/g

93,30

-0,10

-0,11%

Bạch kim

USD/ounce

926,53

+6,61

+0,72%

Palađi

USD/ounce

2.273,88

+12,53

+0,55%

Đồng New York

US cent/lb

357,70

+7,65

+2,19%

Đồng LME

USD/tấn

7.679,50

-38,50

-0,50%

Nhôm LME

USD/tấn

2.352,00

+4,00

+0,17%

Kẽm LME

USD/tấn

3.044,00

-3,00

-0,10%

Thiếc LME

USD/tấn

20.290,00

+83,00

+0,41%

Ngô

US cent/bushel

684,50

+0,50

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

900,25

-1,75

-0,19%

Lúa mạch

US cent/bushel

401,00

-1,50

-0,37%

Gạo thô

USD/cwt

16,99

+0,02

+0,12%

Đậu tương

US cent/bushel

1.371,75

+2,00

+0,15%

Khô đậu tương

USD/tấn

399,80

+1,30

+0,33%

Dầu đậu tương

US cent/lb

65,70

+0,16

+0,24%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

871,80

-1,60

-0,18%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.392,00

+32,00

+1,36%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

224,65

+5,35

+2,44%

Đường thô

US cent/lb

17,95

+0,04

+0,22%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

190,95

-8,00

-4,02%

Bông

US cent/lb

85,05

+1,82

+2,19%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

436,60

+2,60

+0,60%

Cao su TOCOM

JPY/kg

135,20

+0,40

+0,30%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)