Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng, sau khi nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới – Saudi Arabia – cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày (bpd) từ tháng 7/2023, để đối phó với những cơn gió ngược kinh tế vĩ mô khiến thị trường suy thoái.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/6, dầu thô Brent tăng 58 US cent lên 76,71 USD/thùng, sau khi đạt mức cao 78,73 USD/thùng trong phiên và dầu thô Tây Texas WTI tăng 41 US cent lên 72,15 USD/thùng, sau khi đạt 75,06 USD/thùng. Trong phiên trước đó, cả hai loại dầu đều tăng hơn 2%.
Bộ Năng lượng Saudi cho biết, sản lượng của vương quốc này sẽ giảm xuống 9 triệu bpd trong tháng 7/2023 từ khoảng 10 triệu bpd trong tháng 5/2023. Việc tự nguyện cắt giảm sản lượng lớn nhất của Saudi Arabia trong nhiều năm qua, nằm trong thỏa thuận của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024, khi OPEC+ tìm cách tăng giá dầu đang giảm.
OPEC+ cung cấp khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới và mục tiêu cắt giảm sản lượng tổng cộng là 3,66 triệu bpd, chiếm khoảng 3,6% tổng nhu cầu dầu toàn cầu.
Các nhà phân tích Goldman Sachs cho biết, thỏa thuận sản lượng là « tăng vừa phải » đối với thị trường dầu và có thể đẩy giá dầu Brent giao tháng 12/2023 tăng 1-6 USD/thùng, tùy thuộc vào thời gian Saudi Arabia duy trì sản lượng ở mức 9 triệu bpd.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 5/6 sau khi Saudi Arabia cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày từ tháng Bảy để đối phó với những cơn gió ngược kinh tế vĩ mô - khiến thị trường suy thoái.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng 58 cent lên 76,71 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong phiên là 78,73 USD; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 41 US cent lên 72,15 USD, sau khi đạt mức cao nhất trong ngày là 75,06 USD.
Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 2% trong phiên liền trước (thứ Sáu, 2/6).
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết sản lượng của nước này sẽ giảm từ khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng Năm xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy.
Đây là mức cắt giảm tự nguyện lớn nhất của Saudi Arabia trong nhiều năm qua và nằm trong thỏa quy mô lớn hơn của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+). Mục tiêu của kế hoạch là hạn chế nguồn cung vào năm 2024 để đẩy giá tăng trở lại.
Ông Fatih Birol, người phụ trách Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết khả năng giá dầu sẽ tăng mạnh ngay sau thỏa thuận mới của OPEC+. Nhóm này sản xuất khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới và đã cắt giảm mục tiêu sản lượng tổng cộng 3,66 triệu thùng/ngày, chiếm 3,6% nhu cầu toàn cầu.
Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết: “Thị trường vẫn đang cố gắng đánh giá tác động của việc Saudi Arabia cắt giảm sản lượng thực sự có nghĩa là gì. Dầu dường như đang coi tin tức đó là rất lạc quan, và đúng là như vậy."
Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của công ty dịch vụ tài chính SEB cho biết phản ứng của thị trường vào thứ Hai tương đối bình lặng, sau khi đợt cắt giảm trước đó của OPEC+ không thể hỗ trợ giá dầu trong thời gian dài.
Công ty tư vấn Rystad Energy cho biết việc cắt giảm bổ sung của Saudi có khả năng làm thâm hụt thị trường sâu hơn lên hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7, điều này có thể đẩy giá cao hơn trong những tuần tới.
Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy cho biết việc Saudi Arabia cắt giảm bổ sung của có khả năng làm cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung thêm trầm trọng, khiến nguồn cung thiếu hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy – yếu tố có thể đẩy giá dầu lên cao hơn trong những tuần tới.
Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs đánh giá thỏa thuận sản lượng sẽ thúc đẩy thị trường dầu mỏ "tăng vừa phải". Ngân hàng dự báo thỏa thuận có thể đẩy giá dầu Brent giao tháng 12/2023 tăng thêm từ 1 - 6 USD/thùng, tùy thuộc vào thời gian Saudi Arabia duy trì sản lượng ở mức 9 triệu thùng/ngày.
Saudi Arabia đã tăng giá dầu thô Arab Light trong các hợp đồng bán cho khách hàng châu Á trong tháng 7 lên mức cao nhất trong 6 tháng, sau cam kết cắt giảm sản lượng.
Nhiều khoản cắt giảm của OPEC+ sẽ có ít tác động thực sự vì các mục tiêu thấp hơn đối với Nga, Nigeria và Angola phù hợp với mức sản xuất thực tế của họ. Ngược lại, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được phép tăng mục tiêu sản lượng thêm 200.000 thùng/ngày lên 3,22 triệu thùng/ngày để phản ánh năng lực sản xuất lớn hơn của nước này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ Mỹ yếu củng cố nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,6% lên 1.958,89 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/5/2023; vàng kỳ hạn tháng 8/2023 tăng 0,2% lên 1.974,3 USD/ounce.
Trong phiên thứ Sáu, giá vàng đã giảm hơn 1% sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 339.000 việc làm vào tháng trước, cao hơn ước tính là 190.000.
Giá bạc phiên này giảm 0,2% xuống còn 23,54 USD, bạch kim tăng 2,6% lên 1.029,92 USD, trong khi palladium giảm 0,4% xuống 1.414,21 USD.
Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ hầu như không tăng trưởng trong tháng Năm do các đơn đặt hàng mới chậm lại. Chỉ số phi sản xuất của Viện Quản lý cung ứng Mỹ đã giảm từ 51,9 hồi tháng Tư xuống 50,3 trong tháng Năm, không đạt kỳ vọng của thị trường (là 52,2).
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, cho biết: “Thị trường đang thực sự coi đó là lý do để Fed tiếp tục một số đợt tăng lãi suất… Đó chắc chắn là điều mà Fed rất vui khi thấy liên quan đến cuộc chiến chống lạm phát của họ”.
Chỉ số này được một số nhà kinh tế coi là một chỉ báo về thước đo lạm phát ưa thích của Fed, vì giá dịch vụ có xu hướng cao hơn và ít phản ứng hơn với việc tăng lãi suất.
Chỉ số đồng USD giảm sau khi dữ liệu trên được công bố, khiến vàng thỏi được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên hợp lý hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Hiện các nhà giao dịch đặt cược có 78% cơ hội Fed tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 13-14/6. Đây là thông tin tích cực cho vàng, vì kim loại quý này thường trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong môi trường lãi suất cao.
Tuy nhiên, công ty giao dịch kim loại quý Heraeus Precious Metals cho biết: “Vàng có thể đang bị định giá quá cao, bất chấp sự sụt giảm gần đây do lạm phát kéo dài và khả năng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất một cách mạnh tay vào năm 2023”.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo ngại về triển vọng nhu cầu, đặc biệt nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – và đồng USD tăng mạnh, khiến kim loại định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với những người mua đồng bằng các tiền tệ khác.
Giá đồng trên sàn London giảm 1,5% xuống 8.359 USD/tấn. Tính từ giữa tháng 4/2023 đến nay, giá đồng đã giảm 10%.
Các thương nhân cho biết hoạt động đã giảm bớt và dữ liệu thương mại của Trung Quốc vào cuối tuần này có thể cung cấp manh mối về nhu cầu.
Nhà phân tích Carsten Menke của Julius Baer cho biết: "Hiện tại, Trung Quốc không phải là yếu tố có thể đẩy giá kim loại tăng lên Thị trường bất động sản của nước này quá yếu và quá quan trọng để có thể bỏ qua".
"Tuy nhiên, triển vọng dài hạn đối với đồng từ quá trình chuyển đổi năng lượng không thay đổi, nên về dài hạn đồng vẫn tăng giá. Khoảng 8.000 USD/tấn sẽ là một cơ hội mua tốt."
Trung Quốc đang nghiên cứu các biện pháp mới để hỗ trợ thị trường bất động sản, nhưng người tiêu dùng thận trọng về việc chi tiêu quá tay trong bối cảnh lo ngại về thu nhập và việc làm khi quá trình phục hồi sau đại dịch bị mất đà là một cơn gió ngược.
Dự trữ đồng trong các kho đã đăng ký của LME tăng lên 98.950 tấn, gần gấp đôi kể từ ngày 18 tháng 4, cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của giá đồng.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này giảm 0,8% xuống 2.245 USD, kẽm giảm 0,4% xuống 2.297 USD, chì giảm 0,2% xuống 2.028 USD, thiếc mất 0,1% xuống 25.620 USD và niken giảm 1,3% xuống 20,925 USD/tấn. 
Giá quặng sắt Châu Á tăng mạnh lên mức cao nhất 6 tuần do nhu cầu hồi phục sau thông tin nước sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc – thực hiện các biện pháp mới để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Bloomberg News hôm thứ Sáu đưa tin Trung Quốc gần đây đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực đang gặp khó khăn, động lực chính của nhu cầu thép và được coi là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, nhưng hành động chính sách dường như không đủ để duy trì sự phục hồi.
Các nhà phân tích cho biết các chỉ số đáng thất vọng của Trung Quốc cũng thổi bùng hy vọng về sự can thiệp chính sách bổ sung.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn Đại Liên kết thúc phiên tăng 2,2% lên 759 CNY (106,68 USD)/tấn, trong phhieen có lúc đạt 770 CNY/tấn – cao nhất kể từ ngày 20/4/2023; quặng sắt kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn Singapore tăng 1,4% lên 105,35 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 108 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 21/4/2023.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 2,1%, thép cuộn cán nóng tăng 2%, thép cuộn tăng 0,8%, trong khi thép không gỉ giảm 0,3%.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương Mỹ giảm do nhu cầu xuất khẩu giảm, trong khi lúa mì tăng.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2023 giảm 11-1/2 US cent xuống 5,97-1/2 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 7/2023 giảm 2-1/2 US cent xuống 13,5 USD/bushel; lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 7/2023 tăng 5 US cent lên 6,24 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm thứ Hai cho biết xuất khẩu ngô hàng tuần đã giảm xuống 1,180 triệu tấn so với 1,346 triệu tấn của tuần trước.
Giá đường thô có lúc chạm mức thấp nhất 6 tuần do giảm lo ngại về nguồn cung. Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn ICE giảm 0,33 US cetn tương đương 1,3% xuống 24,4 US cent/lb, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất 6 tuần (24,33 US cent/lb); đường trắng kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn London giảm 9,7 USD tương đương 1,3% xuống 676,4 USD/tấn.
Xuất khẩu đường của nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Brazil, tăng mạnh trong tháng 5 và thời tiết ở các vùng trồng mía khô hạn, yếu tố sẽ cho phép vụ thu hoạch tiếp tục tiến triển. Các khu vực trồng mía chính của Brazil dự kiến sẽ khô hạn cho đến ít nhất là ngày 15/6.
Indonesia, một trong những nước nhập khẩu đường hàng đầu thế giới, cho biết sẽ tăng sản lượng đường trắng lên 2,6 triệu tấn trong năm nay, và dự kiến nhập khẩu sẽ giảm xuống dưới 1 triệu tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn ICE tăng 2,8 US cent tương đương 1,6% lên 1,831 USD/lb, sau khi giảm 1,4% trong tuần trước đó; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn London tăng 32 USD tương đương 1,2% lên 2.607 USD/tấn.
Rabobank lưu ý vụ thu hoạch của nhà sản xuất hàng đầu Brazil đang tiến triển, giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung. Tuy nhiên, dự trữ cà phê xanh vẫn ở mức thấp tại các khu vực tiêu thụ lớn nhất.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng 3 phiên liên tiếp, được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán nội địa tăng mạnh và dự đoán Mỹ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng này. Tuy nhiên, giá dầu thô tăng đã hạn chế đà tăng giá.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2023 trên sàn Osaka tăng 0,9 JPY tương đương 0,4% lên 210,7 JPY (1,5 USD)/kg, mức cao nhất 1 tuần; cao su kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 35 CNY lên 11.970 CNY (1.682,31 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn Singapore tăng 1,4% lên 133,4 US cent/kg.
Hầu hết các thị trường cổ phiếu châu Á đều tăng vào thứ Hai do lạc quan rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng này sau một báo cáo việc làm của Mỹ có tác động trái chiều. Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 2,2% lên mức cao nhất 33 năm.
Giá dầu cao hơn khuyến khích các nhà sản xuất chuyển hướng khỏi cao su tổng hợp, có nguồn gốc từ dầu mỏ, hỗ trợ thị trường cao su tự nhiên.
Theo bản phác nền tảng chính sách kinh tế dài hạn của Chính phủ Nhật Bản, nước này sẽ cam kết đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát thông qua chính sách tiền tệ táo bạo, chính sách tài khóa linh hoạt và chiến lược tăng trưởng,
Dự trữ cao su tại các kho do Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát đã giảm 0,5% so với một tuần trước đó.

Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

71,73

-0,42

-0,58%

Dầu Brent

USD/thùng

76,33

-0,38

-0,50%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

66.400,00

+2.500,00

+3,91%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,27

+0,03

+1,25%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

252,88

+0,44

+0,17%

Dầu đốt

US cent/gallon

237,14

-0,61

-0,26%

Dầu khí

USD/tấn

700,00

-7,00

-0,99%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.100,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.975,50

+1,20

+0,06%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.782,00

+34,00

+0,39%

Bạc New York

USD/ounce

23,63

0,00

-0,02%

Bạc TOCOM

JPY/g

105,10

-0,40

-0,38%

Bạch kim

USD/ounce

1.032,28

-0,50

-0,05%

Palađi

USD/ounce

1.419,67

+4,67

+0,33%

Đồng New York

US cent/lb

375,35

-1,45

-0,38%

Đồng LME

USD/tấn

8.335,00

+98,00

+1,19%

Nhôm LME

USD/tấn

2.244,00

-19,50

-0,86%

Kẽm LME

USD/tấn

2.288,50

-18,00

-0,78%

Thiếc LME

USD/tấn

25.565,00

-86,00

-0,34%

Ngô

US cent/bushel

601,25

+3,75

+0,63%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

627,50

+3,50

+0,56%

Lúa mạch

US cent/bushel

345,50

+2,50

+0,73%

Gạo thô

USD/cwt

15,23

+0,07

+0,46%

Đậu tương

US cent/bushel

1.356,00

+6,00

+0,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

403,00

+1,80

+0,45%

Dầu đậu tương

US cent/lb

49,25

-0,01

-0,02%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

634,70

+3,60

+0,57%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.056,00

+30,00

+0,99%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

183,10

+2,80

+1,55%

Đường thô

US cent/lb

24,40

-0,33

-1,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

274,15

-5,75

-2,05%

Bông

US cent/lb

81,60

+0,18

+0,22%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

131,30

-1,30

-0,98%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)