Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 2% lên mức cao nhất trong 13 tuần do nhu cầu xăng của Mỹ tiếp tục tăng bất chấp giá cao kỷ lục, trong khi những dự đoán rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên đối mặt với những lo ngại ngày càng tăng về nguồn cung tại một số nước gồm Iran.
Iran cho biết họ sẽ bỏ hai camera giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại một cơ sở làm giàu uranium, khi hội đồng cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết chỉ trích Iran không giải thích đầy đủ về dấu vết uranium tại các điểm không được khai báo. Động thái này làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và các quốc gia khác đang đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, dẫn tới có thể tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt hiện nay và dầu của Iran sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường toàn cầu lâu hơn.
Các nhà phân tích cho biết thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể bổ sung 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào thị trường toàn cầu.
Chốt phiên 8/6, dầu Brent tăng 3,01 USD hay 2,5% lên 123,58 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 2,7 USD hay 2,3% lên 122,11 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đóng cửa đều cao nhất kể từ ngày 8/3.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dầu thô trong Kho xăng dầu chiến lược (SPR) của Mỹ đã ghi nhận mức giảm kỷ lục trong tuần trước khi lượng đầu vào của các công ty lọc dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2020. Lượng xăng dự trữ của Mỹ cũng giảm mạnh 800.000 thùng, do nhu cầu tăng bất chấp giá cao.
Ông Tony Headrick, chuyên gia phân tích thị trường dầu của công ty CHS Hedging, nhận định sự sụt giảm trong lượng xăng dự trữ cho thấy thị trường đang thắt chặt trên khắp nước Mỹ, và nhu cầu sẽ vẫn cao kể cả khi giá xăng đang ở mức trên 5 USD/gallon (3,78 lít) ở nhiều nơi tại nước này.
Giá xăng không chì bán lẻ trung bình trên toàn quốc đạt kỷ lục 4,955 USD/gallon trong ngày 8/6.
Trong khi đó, giới giao dịch dầu dự đoán nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc sẽ phục hồi khi tình trạng phong tỏa được nới lỏng, từ đó càng khiến sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường thêm nghiêm trọng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa Đông tới.
Về phía cung, giới giao dịch cho biết nhiều nước đang gặp khó khăn trong việc gia tăng sản lượng. Iran cho biết họ đã tháo dỡ hai camera giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại các cơ sở hạt nhân của nước này. Động thái diễn ra chỉ vài giờ trước khi cơ quan này thông qua nghị quyết chỉ trích Tehran thiếu hợp tác.
Bước đi mới của Iran được cho là sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Iran với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, và có thể sẽ khiến các lệnh trừng phạt với nước này được duy trì lâu hơn.
Còn tại Na Uy, nhiều công nhân dầu dự định sẽ biểu tình từ ngày 12/6 về vấn đề tiền lương, khiến sản lượng dầu thô của nước này có nguy cơ giảm xuống.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng của Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei cho biết các nỗ lực gia tăng sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mot (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, chưa “đáng khích lệ”, khi sản lượng của nhóm này hiện vẫn thấp hơn mức mục tiêu đến 2,6 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trong phiên giao dịch biến động, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn trước số liệu lạm phát của Mỹ có thể là manh mối cho thời điểm tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang.
Vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.853,82 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 0,2% lên 1.856,5 USD/ounce.
Giá vàng đối mặt với những khó khăn khi hiện nay Fed đang cam kết chống lại lạm phát tăng vọt.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hiện lạm phát hàng năm 8% là không thể chấp nhận được đối với Mỹ và mục tiêu lạm phát 2% làm một mục tiêu thích hợp cho Fed.
Các nhà tư vấn của Metals Focus cho biết nhu cầu vàng sẽ giảm trong năm nay trong bối cảnh doanh số bán trang sức và đầu tư bán lẻ tại Trung Quốc suy yếu hơn do phong tỏa bởi Covid-19 và kinh tế suy giảm.
Về những kim loại quý kahcs, giá bạc giao tháng Bảy giảm 8,4 US cent (0,38%), xuống mức 22,094 USD/ounce; bạch kim giao tháng Bảy cũng giảm 1,3 USD (0,13%), đóng cửa ở mức 1.011,6 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng phục hồi do hy vọng nhu cầu tăng lên tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới và do USD mất đà tăng.
Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME tăng 0,4% lên 9.738 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp 9.642 USD/tấn. Đồng Comex của Mỹ tăng 0,3% lên 4,45 USD/lb. Đồng LME đã phục hồi khoảng 8% kể từ khi chạm mức thấp nhất 7 tháng trong ngày 12/5.
Bắc Kinh và Thượng Hải đang trở lại bình thường trong những ngày gần đây sau hai tháng bị phong tỏa. Nhưng đà tăng của giá đồng bị hạn chế bởi lo lắng về tăng trưởng toàn cầu.
OECD đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu và tăng ước tính lạm phát trong ngày 8/6, một ngày sau khi Ngân hàng Thế giới cắt giảm ước tính tăng trưởng.
Ban đầu chỉ số USD mạnh lên gây sức ép cho thị trường nhưng đã mất đà tăng và ổn định trong cuối phiên.
Giá quặng sắt tại Châu Á giảm, với hợp đồng chủ chốt ở Đại Liên tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp, do lợi nhuận giảm tại các nhà máy thép Trung Quốc sau đợt tăng tăng giá gần đây của các nguyên liệu sản xuất thép.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,5% xuống 926,5 CNY (138,85 USD)/tấn. Trên sàn giao dịch Singapore quặng sắt kỳ hạn tháng 7 giảm 0,2% xuống 144,3 USD/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe tại Trung Quốc ở mức 147 USD/tấn trong ngày 7/6, cao nhất kể từ ngày 22/4, theo công ty tư vấn SteelHome.
Thép thanh tại Thượng Hải tăng 1%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,6%. Thép không gỉ tăng 1,6%.
Đợt tăng giá từ cuối tháng 5 đã đẩy quặng sắt Đại Liên lên mức cao nhất 10 tháng trong ngày 6/6, trong khi tại Singapore giá đạt cao nhất 5 tuần trong ngày 7/6, được củng cố bởi lạc quan về nhu cầu tại Trung Quốc, nước sản xuất thép hàng đầu thế giới.
Lo lắng về giảm dự trữ quặng sắt đã nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc đã bổ sung cho đà tăng này.
Nhưng giá quặng sắt và các nguyên liệu sản xuất thép khác đắt hơn nghĩa là lợi nhuận của các nhà sản xuất thép giảm đi, trong khi các nhà sản xuất thép vẫn chưa thấy nhu cầu thép phục hồi ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế Covid-19.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng do dự đoán nhu cầu mạnh từ trong nước và xuất khẩu sẽ khiến nguồn cung hạn hẹp cho tới vụ thu hoạch trong mùa thu. Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 11-3/4 US cent lên 17,4 USD/bushel. Giá đã lên đỉnh 17,58 USD, chỉ thấp hơn 1-1/4 US cent so với mức cao nhất hồi tháng 2. Đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm xuống sau khi gần chạm mức cao nhất 10 năm đã đạt được hồi tháng 2.
Giá ngô tăng nhờ sự hỗ trợ trên thị trường tiền mặt, trong khi lúa mì đóng cửa tích cực. Ngô kỳ hạn tháng 7 tăng 6-1/2 US cent lên 7,64-1/2 USD/bushel và lúa mì mềm đỏ vụ đông tăng 3 US cent lên 10,74-3/4 USD/bushel.
Giá lúa mì biến động trong suốt tuần này, tăng vọt 5% trong phiên đầu tuần trước khi giảm 2% trong hôm thứ ba, do các thương nhân đánh giá tin tức về khả năng xuất khẩu từ Ukraine.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa không đổi tại 18,98 US cent/lb sau khi giảm xuống mức thấp 4 tuần tại 18,84 US cent; đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng thay đổi ít tại 563,5 USD/tấn.
Một đề xuất bỏ thuế nhiên liệu để giảm giá ở Brazil có khả năng khiến các nhà máy chuyển từ sản xuất ethanol sang sản xuất đường và gây áp lực lên thị trường đường.
Bộ Nông nghiệp Pháp đã giảm dự báo diện tích củ cải đường năm 2022 xuống 397.000 ha từ dự báo 399.000 ha trước đó.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 0,3 US cent hay 0,1% xuống 2.3185 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 4 USD hay 0,2% xuống 2.105 USD/tấn.
Viện Địa lý và Thống kê Brazil đã giảm 5,9% dự báo vụ cà phê arabica của nước này xuống 35,2 triệu bao.
Công ty tình báo hàng hóa Taka Insights cho biết Brazil dự kiến sẽ có vụ 2023/24 lớn hơn nhưng mức tăng sẽ khiêm tốn và kém xa so với sản lượng kỷ lục mà một số nhà phân tích dự kiến.
Giá cao su Nhật Bản giảm do dự đoán lượng nguyên liệu thô từ Thái Lan tăng cao và do lo lắng về nền kinh tế của Tokyo.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 3,1 JPY hay 1,3% xuống 258,4 JPY (1,94 USD)/kg, giảm một ngày nhiều nhất tính theo phần trăm kể từ ngày 13/5. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải tăng 20 CNY lên 13.270 CNY (1.988,97 USD)/tấn.
Trời ít mưa và lũ lụt ít hơn ở Thái Lan dẫn tới dự đoán nguồn cung nguyên liệu thô sẽ tăng lên.
Nhu cầu cao su tự nhiên tại Trung Quốc và mức hoạt động của các nhà máy vẫn dưới kỳ vọng của các thương nhân ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về Covid-19.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 4 do nhập khẩu kỷ lục lấn át xuất khẩu, khiến cán cân thương mại chìm trong sắc đỏ.
Giá hàng hóa thế giới 

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

121,58

-0,53

-0,43%

Dầu Brent

USD/thùng

123,21

-0,37

-0,30%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

88.640,00

-90,00

-0,10%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

8,87

+0,17

+1,97%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

427,22

+5,03

+1,19%

Dầu đốt

US cent/gallon

439,86

+8,43

+1,95%

Dầu khí

USD/tấn

1.368,00

+28,25

+2,11%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

85.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.852,50

-4,00

-0,22%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.940,00

+2,00

+0,03%

Bạc New York

USD/ounce

21,78

-0,32

-1,44%

Bạc TOCOM

JPY/g

93,80

-2,60

-2,70%

Bạch kim

USD/ounce

975,00

-34,21

-3,39%

Palađi

USD/ounce

1.929,43

-16,16

-0,83%

Đồng New York

US cent/lb

437,75

-7,70

-1,73%

Đồng LME

USD/tấn

9.730,00

+31,00

+0,32%

Nhôm LME

USD/tấn

2.819,00

+40,50

+1,46%

Kẽm LME

USD/tấn

3.821,50

+24,50

+0,65%

Thiếc LME

USD/tấn

37.100,00

+1.027,00

+2,85%

Ngô

US cent/bushel

720,25

+2,50

+0,35%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

1.072,50

-2,25

-0,21%

Lúa mạch

US cent/bushel

669,50

+8,00

+1,21%

Gạo thô

USD/cwt

16,75

-0,17

-1,00%

Đậu tương

US cent/bushel

1.578,00

+10,00

+0,64%

Khô đậu tương

USD/tấn

400,90

+4,20

+1,06%

Dầu đậu tương

US cent/lb

78,13

-0,91

-1,15%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

1.048,60

-14,60

-1,37%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.468,00

-26,00

-1,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

233,95

+1,95

+0,84%

Đường thô

US cent/lb

19,46

+0,23

+1,20%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

185,15

-6,20

-3,24%

Bông

US cent/lb

124,41

+1,87

+1,53%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

562,60

-10,40

-1,82%

Cao su TOCOM

JPY/kg

168,00

+1,30

+0,78%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)