Năng lượng: Giá dầu cuối tháng 2 gần như không thay đổi so với cuối tháng 1
giá dầu tăng gần 2% do kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc lấn át những lo ngại về việc tăng lãi suất của Mỹ.
Kết thúc phiên, dầu thô Brent giao tháng 4, đáo hạn trong phiên này, tăng 1,44 USD, hay 1,8%, lên 83,89 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tháng 5 tăng 1,41 USD, hay 1,7%, lên 83,45 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,37 USD, hay 1,8%, lên 77,05 USD/thùng.
Tính chung trong tháng 2, giá dầu gần như không thay đổi.
Kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc đã củng cố mức tăng trong phiên này. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters nhận định rằng hoạt động của các nhà máy tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trong tháng 3.
Hiện thị trường đang sang chờ đợi Trung Quốc công bố các số liệu quan trọng trong hai ngày tới.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa của nước này, trong đó dầu mỏ được hưởng lợi nhiều nhất”.
Xuất khẩu dầu thô Urals sang Trung Quốc từ các cảng phía Tây của Nga trong tháng 2 tăng so với tháng trước đó, do chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu tăng.
Cuộc thăm dò của Reuters cho thấy các nhà phân tích dự đoán giá dầu sẽ tăng lên trên 90 USD/thùng trong nửa cuối năm 2023 khi nhu cầu của Trung Quốc phục hồi và sản lượng của Nga giảm. Tương tự, các nhà phân tích dầu mỏ của JPMorgan duy trì dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2023 ở mức 90 USD/thùng.
Tuy nhiên, mức tăng giá trong phiên này vẫn bị hạn chế phần nào bởi mối đe dọa từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, sau khi các đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa là tư liệu sản xuất của Mỹ vào tháng 1/2023 mạnh hơn dự kiến. Ngoài ra, Thống đốc Fed Philip Jefferson cho biết lạm phát đối với các dịch vụ vẫn ở mức "cao khó kiểm soát".
Nhà phân tích Tamas Varga của công ty chuyên đầu tư trong thị trường năng lượng PVM Oil cho biết kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng tới đang ngày càng lớn hơn.
Tổ chức OPEC đã sản xuất 28,97 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 2, tăng 150.000 thùng/ngày so với tháng 1. Sản lượng vẫn giảm hơn 700.000 thùng/ngày so với tháng 9, theo khảo sát của Reuters.
Trong khi đó Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 12/2022 giảm xuống 12,1 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ tháng 8/2022.
Tuy nhiên, dự trữ dầu thô của Mỹ đang tăng và được dự báo tăng tuần thứ 10 liên tiếp, các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters dự đoán tăng gần nửa triệu thùng trong tuần trước.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tháng 2
Giá vàng tăng trong phiên 28/2 nhưng tính chung cả tháng giảm mạnh nhất kể từ giữa 2021 vì lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Trước đó giá vàng từng chạm mức cao nhất kể từ tháng 4/2022 vào đầu tháng Hai, nhưng sau đó nhanh chóng giảm trở lại. Tính chung trong tháng 2, giá vàng giảm khoảng 5% sau khi các số liệu kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất nhiều hơn.
Kết thúc phiên 28/2, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.828,28 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2022 tại 1.804,20 USD; vàng Mỹ giao sau tăng 0,7% lên 1.836,7 USD/ounce.
Ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia cấp cao phụ trách mảng thị trường của công ty môi giới đầu tư RJO Futures, cho biết các nhà giao dịch có thể tranh thủ những lúc giá thấp như gần đây để mua vàng vào.
Chuyên gia Pavilonis cho biết trong vài tuần tới, đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ việc bình ổn giá cước vận tải sẽ có đóng góp không nhỏ trong nhiệm vụ kiểm soát lạm phát. Ngay có thể giảm và hỗ trợ vàng. Nhưng sau đó, giá vàng có thể đi xuống mức 1.700 USD/ounce do Fed tiếp tục tăng lãi suất.
Vàng thường được coi là một “hàng rào” chống lại lạm phát. Tuy nhiên, giá vàng cũng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất tăng sẽ khiến đồng USD mạnh lên, song lại làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng. USD tăng tháng đầu tiên trong 5 tháng khiến vàng đắt hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác, làm giá vàng có tháng giảm đầu tiên trong 4 tháng.
Tương tự, ông Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn đầu tư Kinesis Money cho biết vàng có một tháng giảm giá do thị trường nhận định Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Theo chuyên gia này, nếu lạm phát tiếp tục tăng thì vàng có thể giảm xuống phạm vi 1.730-1.740 USD/ounce.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,6% lên 20,95 USD/ounce và bạch kim tăng 1,8% lên 954,91 USD/ounce; trong khi palladium giảm 0,8% xuống 1.419,72 USD/ounce.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt giảm trong tháng 2
Phiên 28/2, giá đồng tiếp tục tăng do các nhà đầu tư điều chỉnh vị thế do hy vọng nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,9% lên 8.965,5 USD/tấn sau khi tăng 1% trong phiên trước. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 2, hợp đồng này giảm 2,7%, giảm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2022. Trên sàn Comex Mỹ, giá đồng cùng phiên tăng 2,1% lên 4,09 USD/lb.
Giá đồng LME phục hồi từ mức quan trọng đối với các nhà đầu tư đang theo dõi những tín hiệu kỹ thuật.
Tính từ điểm thấp nhất trong phiên ngày 27/2, đồng LME đã giảm 9% kể từ mức đỉnh 7 tháng tại 9.550,50 USD/tấn đã chạm tới hồi tháng 1. Trong tháng 1, giá đồng tăng phần lớn do hy vọng việc nới lỏng kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu.
Nhu cầu đồng tại Trung Quốc vẫn yếu trong tháng 2 gây sức ép lên giá, nhưng giới phân tích dự kiến kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh từ đầu tháng 3, chính phủ có khả năng tung thêm kích thích tại kỳ họp Quốc hội.
Trong số các kim loại khác, giá nhôm phiên 28/2 tăng 0,4% lên 2.371,50 USD/tấn và kẽm tăng 0,6% lên 3.006,50 USD trong khi niken giảm 3,2% xuống 24.685 USD, chì giảm 0,3% xuống 2.105,5 USD và thiếc giảm 2,6% xuống 24.805 USD. Tính chung trong tháng 2, các kim loại này cũng giảm giá.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á biến động trong phiên cuối tháng do triển vọng thị trường trong ngắn hạn diễn biến trái chiều.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên 28/2 giảm 0,78% xuống 888,5 CNY (127,98 USD)/tấn. Trong khi quặng sắt tại Singapore giao tháng 3 tăng 0,87% lên 123,8 USD/tấn.
Giá thép cũng tiếp tục quỹ đạo đi xuống trong bối cảnh giá nguyên liệu thô suy yếu. Thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 0,64% xuống 4.174 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,54% và thép không gỉ giảm 0,66%.
Tính chung trong tháng 2, giá sắt thép đều giảm. 
Các nhà phân tích của Huatai Futures cho biết nguồn cung vẫn khá hạn hẹp và nhu cầu sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi nhu cầu thép, đồng thời cảnh báo khả năng biến động giá ngày càng tăng xuất phát từ tình trạng không rõ về chính sách. Công ty khai thác Vale SA của Brazil cho biết sản lượng quặng sắt loại tốt dự kiến tăng trong những năm tới.
Nông sản: Giá đường và cà phê tăng, ngũ cốc giảm trong tháng 2
Phiên cuối tháng, giá ngô Mỹ giảm 2,1% xuống mức thấp nhất 7 tháng do việc bán ra của quỹ và những lo ngại về nhu cầu xuất khẩu đang sụt giảm. Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần do các quỹ thanh lý trước khi kết thúc tháng 2. Giá lúa mì giảm phiên thứ 5 trong 6 phiên do lo ngại về nhu cầu ở nước ngoài và thời tiết nông vụ của Mỹ đang cải thiện.
Kết thúc phiên này, giá ngô trên sàn giao dịch Chicago kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 13-1/4 US cent xuống 6,3-1/4 USD/bushel. Trước đó giá ngô đã xuống 6,3 USD, thấp nhất đối với hợp đồng được giao dịch nhiều nhất kể từ ngày 22/8/2022. Tính chung cả tháng ngô giảm 7,2%, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022. Giá đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 5 giảm 33-3/4 US cent xuống 14,79 USD/bushel, giảm 3,8% trong tháng 2, tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2022. Giá lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 5 giảm 4-1/2 US cent xuống 7,05-1/2 USD/bushel, giảm 7,1% trong tháng 2, giảm tháng thứ 5 liên tiếp.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3, đáo hạn trong phiên 28/2, giảm 0,01 US cent xuống 22,08 US cent/lb, trước đó giá đã lên 22,36 US cent, cao nhất kể từ tháng 11/2016; đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,22 US cent hay 1,1% xuống 20,07 US cent/lb. Giá trên cho thấy nguồn cung khan hiếm trong ngắn hạn. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 8,9 USD hay 1,6% xuống 562,4 USD/tấn.
Tính chung trong tháng 2, giá đường tăng.
Giám đốc công ty DATAGRO cho biết tại Hội nghị Đường Dubai, sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil dự báo tăng 13% lên 38 triệu tấn trong niên vụ 2023/24. Trong khi đó, nhà sản xuất năng lượng Raizen SA của Brazil dự kiến 48% lượng mía tại khu vực Trung Nam được sử dụng để sản xuất đường trong niên vụ 2023/24. Dự báo này cao hơn một chút dự báo trung bình là 46% trong thăm dò của Reuters công bố vào tháng trước.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên 28/2 giảm 0,15 US cent hay 0,1% xuống 1,863 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 7 USD hay 0,3% lên 2.140 USD/tấn. Tính chung cả tháng 2, giá cà phê tăng.
Cà phê arabica vẫn được củng cố bởi thị trường giao ngay ở Brazil và Colombia khan hiếm và dự trữ của sàn giao dịch giảm. Rabobank cho biết mặc dù thời tiết tốt tại Brazil, triển vọng vụ mùa này dường như không thay đổi nhiều khi tiềm năng mùa vụ được thiết lập từ nhiều tháng trước trong quá trình nở hoa. Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam ước tính giảm 13,1% trong hai tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, xuống 323.000 tấn.
Giá cao su Nhật Bản tăng trong phiên cuối tháng theo hướng cổ phiếu trong nước mạnh lên, song tính chung trong tháng 2 giá giảm do sản lượng nhà máy địa phương yếu kém và lo sợ suy thoái toàn cầu.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,6% lên 224,2 JPY (1,65 USD)/kg. Hợp đồng này đã giảm 3,5% trong tháng hai so với tháng liền trước.
Tại Thượng Hải, cao su giao tháng 5 giảm 70 CNY xuống 12.450 CNY (1.794 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore tăng 0,1% lên 135,3 US cent/kg.
Tính chung trong tháng 2, giá cao su giảm hơn 5%.
Thị trường có thể sẽ giao dịch trong phạm vi giới hạn trong tuần này, với một số lượng mua tăng lên để săn hàng giá hời sau hai phiên giảm trước đó," một thương nhân ở Singapore cho biết.
Sản lượng của nhà máy ở Nhật Bản tháng 1 giảm với tốc độ nhanh nhất trong 8 tháng do nhu cầu ở nước ngoài sụt giảm đã gây thiệt hại nặng cho các ngành công nghiệp chính như ô tô và thiết bị bán dẫn.
Hiện tại, thị trường cao su tự nhiên đang được hỗ trợ bởi giá dầu tăng do các nhà sản xuất được khuyến khích chuyển từ sử dụng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, đẩy giá tăng lên.
Giá hàng hóa thế giới:

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)