Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh trở lại, vượt 120 USD/thùng, do sự gián đoạn xuất khẩu dầu thô từ Nga và Kazakhstan qua đường ống dẫn dầu Caspian Pipeline Consortium (CPC), làm gia tăng lo ngại nguồn cung toàn cầu sẽ càng thêm thắt chặt.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 6,12 USD, tương đương 5,3%, lên 121,6 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 5,66 USD, tương đương 5,2%, lên 114,93 USD/thùng.
Đường ống CPC là nguồn cung đáng kể đối với thị trường dầu toàn cầu, vận chuyển khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, chiếm 1,2% nhu cầu dầu toàn cầu, chủ yếu là dầu thô của Kazakhstan.
Giá dầu đã tăng liên tục kể từ khi Nga khởi động “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine, cách đây một tháng. Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp dụng đối với Nga đã làm gián đoạn hoạt động thương mại dầu trên toàn thế giới.
Nga xuất khẩu từ 4 triệu đến 5 triệu thùng dầu mỗi ngày, là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia. Các nhà phân tích có những ước tính khác nhau về lượng dầu sẽ không thể đưa ra thị trường.
Ngày càng có nhiều sự đồng thuận rằng lệnh cấm trên thực tế đối với việc mua dầu của Nga đã dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung từ 2 đến 3 triệu thùng/ngày. Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo khả năng gián đoạn hoạt động khai thác dầu tại Nga trên quy mô lớn đang đe dọa gây ra cú sốc nguồn cung trên toàn cầu. IEA ước tính nguồn cung dầu từ Nga có thể sẽ mất 3 triệu thùng/ngày từ tháng Tư khi các lệnh trừng phạt mạnh hơn.
Xuất khẩu dầu thô từ bến cảng CPC của Kazakhstan trên bờ Biển Đen của Nga đã ngừng hoàn toàn vào thứ Tư (23/3) sau thiệt hại do một cơn bão lớn và thời tiết sau đó vẫn xấu, một đại lý tàu cảng đồng thời là người phụ trách CPC cho biết. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak sau đó nói rằng nguồn cung dầu của CPC có thể bị ngừng hoàn toàn trong tối đa hai tháng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công bố thêm các biện pháp trừng phạt Nga khi ông gặp các nhà lãnh đạo châu Âu vào thứ Năm (24/3) tại Brussels, bao gồm cả cuộc họp khẩn cấp của NATO.
Các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn còn chia rẽ về việc có nên cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu thô và dầu của Nga hay không, sau khi cả Canada và Mỹ cho biết họ sẽ cấm nhập khẩu từ Nga, và Anh cho biết sẽ giảm bớt các hoạt động mua như vậy.
Claudio Galimberti, Phó chủ tịch cấp cao về phân tích của Rystad Energy, cho biết: “Nếu có bất kỳ kỳ vọng nào rằng chiến tranh đang giảm dần thì không phải như vậy”. "Bạn có thể sẽ thấy sự thắt chặt hơn nữa trên thị trường dầu mỏ."
Dữ liệu của chính phủ cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 2,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 18/3, trái với dự đoán là tăng nhẹ. Sản lượng dầu thô của nước này duy trì ở mức 11,6 triệu thùng/ngày trong tuần thứ bảy liên tiếp. Các nhà sản xuất ở Mỹ đã tăng cường hoạt động khoan, nhưng sản lượng đáp ứng chậm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do lạm phát và khủng hoảng Ukraine gia tăng, thúc đẩy nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn là vàng, song mức tăng bị hạn chế bởi đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.937,52 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 0,8% lên 1.937,3 USD/ounce.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals cho biết: “Bạn đang thấy một chút nhu cầu trú ẩn an toàn và một chút nhận thức được việc săn lùng món khi giá vàng giảm nhẹ”.
Giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục vào đầu tháng 3 nhưng đã giảm mạnh khỏi các mức đó trong cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào tuần trước. Sau đó, giá duy trì khá ổn định khi thị trường nhận ra triển vọng ‘diều hâu’ hơn từ các nhà hoạch định chính sách của Fed.
Tuy nhiên, lạm phát cao đang có lợi cho kim loại quý và nó "sẽ không sớm biến mất", ông Wyckoff nói. Theo ông, lợi suất trái phiếu tăng đang hạn chế mức tăng của vàng và có thể buộc kim loại này giao dịch "đi ngang và dao động".
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất gần 3 năm, trước khi giảm xuống 2,357%, làm gia tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng thỏi. Đồng thời, đồng USD tăng khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,2% lên 25,05 USD/ounce, bạch kim giảm 0,6% xuống 1,017,15 USD và palladium tăng 1,4% lên 2,518,30 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel tăng 15%, kẽm và các kim loại công nghiệp khác cũng tăng do gián đoạn từ xung đột Nga – Ukraine và giá năng lượng tăng cao, dấy lên mối lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Giá nickel trên sàn London tăng 15% lên 32.380 USD/tấn.
Đồng thời, giá kẽm tăng 5,8% lên 4.112,5 USD/tấn – cao nhất 2 tuần, do lo ngại các nhà máy luyện kim tại châu Âu bị ngừng trệ bởi giá năng lượng tăng cao.
Giá kim loại tăng mạnh sau khi Nga cho biết sẽ tìm kiếm khoản thanh toán bằng đồng RUB cho việc bán khí đốt từ các quốc gia "không thân thiện", đẩy giá khí đốt châu Âu tăng vọt và làm gia tăng lo ngại về việc đóng cửa nhiều nhà máy luyện kim hơn.
Trên sàn London, giá nhôm tăng 4,4% lên 3.660 USD/tấn, giá đồng tăng 1,6% lên 10.428 USD/tấn, giá chì tăng 4,4% lên 2.375 USD/tấn và giá thiếc tăng 2,5% lên 42.425 USD/tấn.
Trong số các kim loại khác, giá kẽm tăng 5,8% lên mức cao nhất trong hai tuần là 4.112,50 USD/tấn trong bối cảnh lo ngại về việc các nhà máy luyện kim ở châu Âu tạm dừng hoạt động do giá điện cao. Giá nhôm phiên này tăng 4,4% lên 3.660 USD/tấn, đồng tăng 1,6% lên 10.428 USD, chì CMPB3 tăng 4,4% lên 2.375 USD và thiếc tăng 2,5% lên 42.425 USD.
Giá sắt thép phiên này cũng tăng. Theo đó, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 823 CNY/tấn; song quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc (hàm lượng 62% sắt) giảm 3 USD xuống 147 USD/tấn. Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc tăng, do lo ngại nguồn cung sau khi thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn – tạm thời đóng cửa, bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 1% lên 4.983 CNY (154,21 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,4% lên 5.189 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 2,8% lên 20.415 CNY/tấn, sau khi tăng mạnh 3,7% trong đầu phiên giao dịch.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô tăng bởi giá dầu thô và nhiều hàng hóa khác tăng. Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 0,09 US cent tương đương 0,4% lên 19,24 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London phiên này cũng tăng 1,6 USD, tương đương 0,3%, lên 548,4 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 0,25 US cent tương đương 0,1% lên 2,253 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London giảm 31 USD tương đương 1,4% xuống 2.139 USD/tấn.

Giá bông Mỹ đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ do rủi ro về nguồn cung trong khi nhu cầu mạnh mẽ.

Theo đó, giá bông kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE tăng 1,1 cent, tương đương 0,9%, lên 131,15 cent/lb vào lúc kết thúc phiên, trong phiên giao dịch trong phạm vi 129,97 và 132,96 cent/lb, cao nhất kể từ tháng 7 năm 2011, do lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung do hạn hán ở các vùng trồng trọt chủ chốt và triển vọng nhu cầu mạnh mẽ đối với sợi tự nhiên.

“Không có nhiều nguồn cung để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ, kết hợp với sự chậm trễ trong vận chuyển, không thể thực vận chuyển một cách nhanh chóng để đáp ứng những nhu cầu đó", ông Bailey Thomen thuộc công ty StoneX cho biết.

Hơn một nửa diên tích vùng Kansas của Mỹ bị hạn hán nghiêm trọng kể từ ngày 8/3 ở mức độ tồi tệ  nhất kể từ năm 2018, theo Trung tâm Giảm nhẹ Hạn hán Quốc gia.

Hạn hán nghiêm trọng cũng đang bao phủ 3/4 diện tích vùng Oklahoma và hơn 2/3 của Texas, khu vực trồng bông chủ chốt của Mỹ.

Thị trường bông đã tăng giá mạnh trong mấy ngày qua do nguồn cung thawtgs chặt và các nhà đầu tư đổ tiền vào mặt hàng này. Giá dầu tăng đột biến cũng làm tăng sức hấp dẫn của bông vì làm cho polyester - thay thế bông tự nhiên – trở nên đắt hơn

Cũng theo chuyên gia này, so với năm 2011, thời điểm các hãng sản xuất bông của Mỹ trải qua đợt hạn hán trầm trọng nhất tính đến thời điểm đó và giá bông tăng cao (2,27 USD/pound), đợt hạn hán lần này đã ảnh hưởng tới một thị trường vốn khan hiếm do sự gia tăng nhu cầu về bông liên quan đến đại dịch COVID-19 - do người dân dành nhiều thời gian hơn để ở nhà nhằm phòng chống dịch bệnh.

Ngoài hạn hán, sự gia tăng nhu cầu về bông ở Trung Quốc - nhà sản xuất và nhập khẩu bông lớn nhất thế giới - cũng đã khiến giá bông tại Mỹ tăng cao.

Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất hơn 2 tuần do đồng JPY giảm giá so với đồng USD, giữa bối cảnh chứng khoán châu Á và giá dầu tăng mạnh cũng hỗ trợ thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Osaka tăng 0,7 JPY tương đương 0,3% lên 252,5 JPY (2,09 USD)/kg, trước đó trong phiên đạt 254,7 JPY/kg – cao nhất kể từ ngày 7/3/2022. Trái lại, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 90 CNY xuống 13.360 CNY (2.096,08 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)