Bảng giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng hàng ngày

Loại hạt tiêu

Giá cả

(Đơn vị: USD/tấn)

Thay đổi

(%)

Tiêu đen Lampung - Indonesia

7.560

+0,44

Tiêu trắng Muntok - Indonesia

8.901

+0,43

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.450

-

Tiêu đen Kuching Malaysia ASTA

8.500

-

Tiêu trắng Malaysia ASTA

10.400

-

Tiêu đen loại 500 g/l Việt Nam

6.100

-

Tiêu đen loại 550 g/l Việt Nam

6.500

-

Tiêu trắng Việt Nam ASTA

8.800

-

Lưu ý: Các giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh hạt tiêu gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Các thông tin nổi bật:
- Lượng hàng tồn kho của Việt Nam ước chừng còn khoảng 30%, tương đương 50.000 - 55.000 tấn. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay các thị trường mua hàng truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn tiêu, nên họ cũng không vội mua thêm hàng và tiếp tục chờ đợi.
- Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 19.857 tấn hạt tiêu các loại, với kim ngạch đạt 80,3 triệu USD. Thống kê bộ sơ bộ của VPSA cho thấy, lượng hàng nhập về chủ yếu là tiêu đen đạt 17.443 tấn, tiêu trắng là 2.414 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hạt tiêu trong 7 tháng đầu năm gồm: Olam Việt Nam (7.317 tấn), Trân Châu (2.087 tấn) và KSS Việt Nam (1.025 tấn). Việt Nam nhập khẩu tiêu chủ yếu từ Brazil (7.322 tấn), Campuchia (6.485 tấn) và Indonesia (4.211 tấn). So với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu từ Brazil giảm 32,3%, trong khi từ Campuchia và Indonesia tăng mạnh tương ứng 121,5% và 103%.
- Sau Chư Sê (tỉnh Gia Lai), Lộc Ninh là địa phương thứ 2 trong cả nước được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể về hạt tiêu và cũng là nông sản đầu tiên của Bình Phước có đăng ký sở hữu trí tuệ. Đây là hướng đi theo chương trình tái cơ cấu phát triển nông nghiệp bền vững của Chính phủ, góp phần phát triển kinh tế bền vững tại Bình Phước. Lộc Ninh đã góp phần đưa Việt Nam trở thành “vương quốc hạt tiêu” với hơn 30% sản lượng thế giới và 50% thị phần xuất khẩu.

Nguồn: Vinanet/VITIC