Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra tuyên bố này sau khi ngân hàng này và một số ngân hàng thương mại của nước này bị phương Tây áp lệnh trừng phạt.
Ngân hàng Trung ương Nga đã dành 6 năm để tích lũy vàng một cách nhanh chóng, khiến lượng vàng dự trữ của họ tăng gấp đôi. Họ chỉ dừng việc mua vào tháng 3 năm 2020 khi giá tăng đột biến bởi bùng phát đại dịch Covid-19, và phần lớn vẫn giữ tronmg kho kho dự trữ kể từ đó. Các giao dịch mua vàng của Nga đã hỗ trợ đắc lực cho giá vàng ở thời điểm nhu cầu từ các nhà đầu tư bị hạn chế.
Giá vàng đã biến động dữ dội vào tuần trước, tăng mạnh khi các nhà đầu tư chuyển sang tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn, sau đó lại sụt giảm trở lại khi các quốc gia phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt.
Giá vàng kết thúc phiên hôm thứ Sáu (25/2) ở mức 1.889,34 USD/ounce, tăng khoảng 5% kể từ đầu tháng.
Ngoài yếu tố đó, thị trường vàng năm qua cũng hồi phục nhờ nhu cầu từ các nhà sản xuất đồ trang sức ở Châu Á.
Theo Hội đồng Vàng thế giới, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu năm qua đã tăng cường dự trữ gần 463 tấn vàng, tăng 80% so với năm 2020. Trong khi đó, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến cuối tháng 12/2021, nước Nga sở hữu hơn 2.000 tấn vàng, chiếm khoản 20% dự trữ quốc gia của nước này. Điều này đã biến Nga trở thành quốc gia sở hữu nhiều vàng thứ 5 trên thế giới.
Sáng nay, 28/2, giá vàng tiếp tục tăng hơn 1%, chuẩn bị kết thúc tháng 2 tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 5, do cuộc khủng hoảng ở Ukraina chưa hạ nhiệt.
Cụ thể, giá vàng giao ngay sáng nay tăng tăng 1,2% lên 1.909,89 USD/ounce, vàng giao sau tăng 1,1% lên 1.908,30 USD.
Trước đó, có lúc giá tăng 2,2% và chạm mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
So với đầu tháng 2, giá vàng đã tăng 6,3%.
Trong khi đó, rúp Nga sáng nay giảm gần gần 30% so với USD, xuống mức thấp nhất mọi thời đại, trong khi đồng euro cũng giảm sau khi các quốc gia phương Tây công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cả việc chặn một số ngân hàng nước này tham gia hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Các đồng tiền trú ẩn an toàn bao gồm đồng đô la Mỹ và đồng yên tăng giá.
Cụ thể, rúp Nga giảm xuống 119 RUB/USD; EUR giảm 0,76% xuống 1,11855 USD (trước đó có lúc giảm 1,34%); euro giảm 0,73% so với yen Nhật, còn 129,265 yên; và thấp hơn 0,60% ở mức 1,03665 so với franc Thụy Sĩ.
Các đồng tiền rủi ro cao đồng loạt giảm giá. Đô la Australia giảm 0,75% xuống 0,7183 USD, trong khi đô la New Zealand giảm 0,79% xuống 0,66915 USD; bảng Anh giảm 0,29% xuống 1,33695 USD.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)