Điều đó đã được củng cố bởi các báo cáo khác cho thấy doanh số bán ô tô trong tháng 7 ghi nhận sụt giảm mạnh nhất so với năm trước trong gần 7 năm. Sự sụt giảm trong chi tiêu xây dựng tháng 6 cho thấy chính phủ có thể cắt giảm ước tính tăng trưởng GDP quý hai.
Trong tuần trước Bộ Thương Mại đã báo cáo rằng nền kinh tế này tăng ở mức độ 2,6% trong quý 2, tăng tốc so với tốc độ ảm đạm 1,2% trong quý 1.
Viện Quản lý Nguồn cung ISM cho biết chỉ số hoạt động sản xuất quốc gia giảm xuống 56,3 điểm trong tháng trước từ 57,8 điểm trong tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 8/2014. Số liệu chỉ số của ISM trên 50 điểm cho thấy sự mở rộng trong sản xuất, chiếm khoảng 12% nền kinh tế Mỹ. Sản xuất đang chậm lại do sự thúc đẩy từ lĩnh vực năng lượng chậm lại sau khi một vụ nổ trong hoạt động khoan dầu.
Hơn nữa sản xuất ô tô sụt giảm do các công ty phản ứng với doanh số bán đang giảm, để lại hàng tồn kho đang tăng lên. Sản lượng ô tô đã giảm quý thứ ba liên tiếp.
Tập đoàn General Motors đã báo cáo rằng doanh số của họ giảm 15% trong tháng 7 so với tháng 7/2016 và đối thủ Ford Motor đã báo cáo doanh số sụt giảm 7,5%. Doanh số bán ô tô tổng thể đã giảm 6,1% trong tháng 7 so với năm trước xuống 16,73 triệu xe, đây là sự sụt giảm lớn nhất so với năm trước kể từ tháng 8/2010.
Chỉ số phụ sản xuất của ISM giảm 1,8 điểm xuống 60,6 điểm trong tháng 7. Mặc dù một thước đo đơn hàng mới giảm xuống 60,4 điểm từ 63,5 điểm trong tháng 6, các nhà sản xuất lạc quan về nhu cầu.
Các nhà sản xuất trong lĩnh vực hóa học, máy tính và điện tử và các sản phẩm khoáng sản phi kim loại đã báo cáo tăng trưởng đơn hàng cũng như nhu cầu mạnh.
Các nhà sản xuất máy móc mô tả doanh nghiệp là rất ổn định, nhưng cho biết mọi người đang đợi phút cuối để đặt hàng. Nhà sản xuất thiết bị điện, dụng cụ và linh kiện cho biết họ đang đợi để thấy mục đặt hàng tốt hơn và lên kế hoạch cho sự thay đổi trong năm 2018.
Trong khi một thước đo việc làm của nhà máy giảm 2 điểm xuống 55,2 điểm, các nhà sản xuất báo cáo nhân công bỏ việc để tìm cơ hội khác và một số cho biết tình trạng thiếu lao động là khá phổ biến.
Nhu cầu hờ hững
Trong một báo cáo khác, Bộ Thương mại cho biết chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã tăng 0,1% trong tháng 6 sau khi tăng 0,2% trong tháng 5.
Cũng có một ít dấu hiệu của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE, không tính thực phẩm và năng lượng, tăng 1,5% trong 12 tháng tính tới tháng 6, sau khi tăng cùng biên độ trong tháng 5.
Chỉ số tiêu dùng cá nhân lõi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục dự trữ Liên bang. Ngân hàng trung ương Mỹ có mục tiêu 2%.
Khi điều chỉnh lạm phát, chi tiêu tiêu dùng không đổi trong tháng 6 sau khi tăng 0,2% trong tháng 5. Số liệu ổn định của tháng 6 chỉ ra tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng khiêm tốn trong quý 3.
Kể từ khi tăng tốc ở mức 3,8% trong quý 2/2016, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng vẫn dưới mức 3,0%, hạn chế bởi sự gia tăng thu nhập chậm chạp.
Trong tháng 6, thu nhập cá nhân không đổi. Đó là số liệu yếu nhất kể từ khi giảm 0,1% trong tháng 11/2016 và sau khi tăng 0,3% trong tháng 5. Lương tăng 0,4% trong tháng 6.
Thu nhập từ cổ tức cá nhân sụt giảm 3% sau khi tăng 4,8% trong tháng 5 do sự thúc đẩy từ Apple. Thu nhập của hộ gia đình sau khi tính lạm phát giảm 0,1%, sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2016.
Trong một báo cáo khác, Bộ Thương mại cho biết chi tiêu tiêu dùng tháng 6 giảm 1,3% xuống 1,21 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2016.
Chi tiêu trong xây dựng giảm bởi đầu tư công sụt giảm 5,4%, sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2002.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet