Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.128 VND/USD (giảm 12 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.050 VND/USD (không đổi).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.500 đồng/USD và bán ra 23.550 đồng/USD, giá mua và giá bán cùng tăng 70 đồng so với cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ngày 04/5/2022
ĐVT: VND/USD
USD thế giới
USD Index ở mức 103,46 theo ghi nhận lúc 06h30 (giờ Việt Nam), sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2002. Tỷ giá euro so với USD tăng 0,01% ở mức 1,0521. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,03% ở mức 1,2496. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,02% ở mức 130,12.
Theo Investing, đồng USD hôm qua đã giảm giá nhẹ khi các nhà đầu tư đánh giá động thái dự kiến tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần đã được phản ánh trong giá USD.
Chỉ số USD index đạt mức cao nhất trong 20 năm vào tuần trước do kỳ vọng Fed sẽ quyết liệt hơn các ngân hàng trung ương khác trong việc thắt chặt chính sách khi mà với lạm phát đang ở tốc độ nhanh nhất trong 40 năm. Nhưng thị trường cũng đang đặt câu hỏi liệu phần lớn thái độ quyết liệt này của Fed đã được tính vào giá trị thực tế của đồng bạc xanh hay chưa và liệu đà tăng giá như thời gian qua đã đến lúc phải tạm dừng hay không.
Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và công bố kế hoạch giảm bảng cân đối kế toán 9.000 tỷ USD khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào hôm nay. Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai kỳ vọng lãi suất chuẩn theo đó sẽ tăng lên 2,81% vào cuối năm từ mức 0,33% hiện nay.
Nhận định của Chủ tịch Fed Jerome Powell khi kết thúc cuộc họp sẽ được xem xét kỹ lưỡng để dự đoán liệu có bất kỳ dấu hiệu mới nào về việc Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lại áp lực giá cả gia tăng ngay cả khi nền kinh tế suy yếu hay không.
Ở một diễn biến khác, đồng đô la Úc phục hồi khả quan sau khi Ngân hàng Trung ương Úc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 0,35%, mức tăng đầu tiên trong hơn một thập kỷ. Trong khi đó, đồng euro tăng nhẹ sau khi lo ngại về lạm phát, tăng trưởng và mất an ninh năng lượng khu vực do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga sau cuộc chiến ở Ukraine đã khiến đồng euro giảm 14% so với USD trong ba tháng qua. Thủ tướng Ý Mario Draghi hôm qua đã kêu gọi Liên minh châu Âu sớm hành động để giải quyết vấn đề chi phí năng lượng tăng cao.
Đồng USD ngoài ra cũng được hưởng lợi từ các dòng tiền trú ẩn an toàn khi phong tỏa do COVID-19 ở Trung Quốc vẫn đang gây ra lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng mới. Đồng yen Nhật Bản giữ vững ở mức thấp hơn 20 năm sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản kiên quyết giữ lãi suất ở mức cực thấp bằng cam kết mua số lượng trái phiếu không giới hạn hàng ngày để bảo vệ mục tiêu lãi suất của mình.