Tại thời điểm này không thể đánh giá mức độ và thời gian suy giảm. Sự sụt giảm gần đây trong các thị trường chứng khoán và sự suy yếu trong các chỉ số vận tải có thể tạo ra một báo động giả hay tạm kết thúc một chu kỳ phát triển hơn là đánh dấu một bước ngoặt theo chu kỳ.
Hầu hết các bình luận về chu kỳ kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của đợt suy thoái sâu sắc mới đây kèm với khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008/09.
Nhưng những suy thoái nghiêm trọng không phổ biến kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai và hầu hết suy thoái là nhẹ hơn, do đó dường như có vẻ dự đoán nhiều hơn cho sự suy giảm chu kỳ tiếp theo.
Tại Mỹ, những cuộc suy thoái sau năm 1945 có xu hướng ngắn, kéo dài chưa tới một năm trong hầu hết các trường hợp.
Tuy nhiên nền kinh tế đang gần đỉnh cao của chu kỳ, giai đoạn tiếp theo trong trình tự chu kỳ có thể liên quan tới sự kết hợp của sự mở rộng tài chính, nới lỏng tài chính, căng thẳng thương mại thấp hơn, giá dầu thấp.
Việc cắt giảm thuế hay tăng cường chi tiêu của chính phủ, khả năng cho đường cao tốc và cơ sở hạ tầng sẽ là một cách để cải thiện sự suy thoái và làm nền kinh tế phát triển trở lại.
Chính phủ liên bang Mỹ sẵn sàng hướng đến thâm hụt ngân sách hàng năm hơn 1 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này, nhưng triển vọng thâm hụt thậm chí còn cao hơn không có khả năng đón đầu nhu cầu cho kích thích tài chính.
Nếu việc mở rộng chậm lại hay nghiêng vào suy thoái, Cục dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ bị áp lực hủy bỏ kế hoạch nâng lãi suất và bãi bỏ một số mức tăng đã xảy ra.
Tăng trưởng chậm lại sẽ dẫn tới áp lực cho các nhà hoạch định chính sách xem xét lại chính sách thương mại đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và thiệt hại cho việc tiếp cận thị trường. Chính quyền Trump cũng tranh luận về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ hiện nay là một thời điểm thích hợp để giải quyết những gì nó gọi là các hoạt động đầu tư và thương mại không công bằng của Trung Quốc. Theo lập luận này một nền kinh tế mạnh trong nước có thể chịu đựng thiệt hại trong ngắn hạn của cuộc chiến thương mại để bảo vệ lợi ích chiến lược lâu dài. Nhưng nếu việc mở rộng kinh tế chững lại, chính quyền có thể bị áp lực xem xét lại chi phí và lợi ích của các chính sách thương mại tích cực.
Bất cứ đợt suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ thấy giá dầu lên mức cao hay thậm chí giảm, do tăng trưởng tiêu thụ khiêm tốn trong khi sản xuất tiếp tục tăng tốc.
Giá dầu thấp sẽ tránh giai đoạn dư cung bằng cách hạn chế mở động các dự án sản xuất và kích kích tăng trưởng tiêu thụ dầu nhanh hơn.
Giá dầu thấp vừa phải cũng sẽ cung cấp một số khích thích kinh tế và là một phần của tiến trình chu kỳ tự nhiên (sự sụt giảm mạnh trong giá sẽ là tồi tệ cho triển vọng kinh tế bằng cách hạn chế dầu tư dầu và khí đốt).
Các thành viên OPEC có thể hỗ trợ giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng của họ, có thể kết hợp với các nhà sản xuất ngoài OPEC, nhưng chỉ có nguy cơ mất thị phần một lần nữa.
Những nỗ lực hỗ trợ giá dầu trong một giai đoạn kinh tế chậm lại không thể thành công, vì thế phần lớn OPEC có thể đạt được là tránh tăng dự trữ và ngăn cản giá sụp đổ.
Nhưng khả năng sự sụt giảm theo chu kỳ hay giá dầu giảm là một trong những lý do các quỹ phòng hộ và nhà quản lý tiền tệ cắt giảm đặt cược xu hướng tăng giá mạnh kể từ cuối tháng 8/2018.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet