Sau khi thiết lập mức đỉnh 1 tháng, trong đó dầu Brent đã vọt lên ngưỡng 67 USD, giá dầu hôm nay đã quay đầu giảm khi thị trường lại dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu suy giảm.
Dầu thô Brent giảm 43 US cent, tương đương 0,6% xuống 66,34 USD/thùng, sau khi tăng 6% vào tuần trước. Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 42 US cent, tương đương 0,7% xuống 62,71 USD/thùng, tăng 6,4% trong tuần trước.
Theo trang thống kê, tính đến hết ngày 18/4, thế giới đã ghi nhận 141.980.237 ca nhiễm Covid-19 và 3.031.995 ca tử vong, tăng lần lượt 693.005 và 8.678, trong khi 120.668.465 người đã bình phục.
Tại Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, quốc gia này đang là nước dẫn đầu về tiêm chủng vắc-xin Covid-19 với hơn 200 triệu liều đã được sử dụng. Tuy nhiên, có một thực tế hết sức đang lo ngại là số ca mắc Covid-19 của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng thời gian gần đây.
Ấn Độ đã báo cáo 261.500 ca nhiễm Covid-19 mới vào Chủ nhật, nâng tổng số 14,8 triệu ca, chỉ đứng sau Mỹ 31 hơn 31 triệu ca nhiễm.
Hồng Kông sẽ tạm dừng các chuyến bay từ Ấn Độ, Pakistan và Philippines từ ngày 20/4, nhà chức trách cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày Chủ nhật.
Nhật Bản có ít ca nhiễm COVID-19 hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế lớn khác, nhưng lo ngại về một làn sóng nhiễm mới đang tăng nhanh.
Ngoài ra, các dữ liệu về lao động nhập cư, tỷ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp… của Trung Quốc tuy đạt mức tăng trưởng nhưng đều thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng và so với quý trước đó.
Giá dầu hôm nay cũng chịu áp lực giảm giá mạnh bởi căng thẳng Nga – Mỹ leo thang.
Bên cạnh đó, khả năng Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran cũng tạo áp lực giảm giá không nhỏ lên mặt hàng dầu thô.

Nguồn: VITIC/Reuters