Kết thúc ngày 10/3, giá dầu Brent tăng 1,19 USD, tương đương 1,5%, lên 82,78 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 96 cent, tương đương 1,3%, ở mức 76,68 USD/thùng.
Kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và ở châu Âu đã lấn át thông tin về triển vọng tăng trưởng toàn cầu và khiến cả hai loại dầu thô đều giảm trong tuần này.
Đồng USD mạnh lên cũng đang khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trong tháng trước, Chính phủ Mỹ báo cáo rằng nền kinh tế đã tạo ra 311.000 việc làm mới trong tháng Hai, nhiều hơn so với con số 225.000 việc làm mà thị trường dự kiến.
Một mặt, các số liệu khả quan về thị trường lao động có thể thúc đẩy Fed tăng lãi suất mạnh hơn. Nhưng mặt khác, đó cũng có thể coi là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu, vì một nền kinh tế khỏe mạnh là tín hiệu tốt cho nhu cầu năng lượng.
Số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 2 xuống 590 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 6, theo dữ liệu từ Baker Hughes.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ việc cắt giảm xuất khẩu từ Nga, nước đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày trong tháng Ba.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho biết các nhà quản lý tiền tệ đã cắt giảm các vị thế mua ròng của họ đối với các hợp đồng quyền chọn và dầu thô tương lai của Mỹ trong tuần tính đến ngày 21 tháng 2.
Trước đó, gíá dầu thế giới ít thay đổi trong phiên sáng thứ năm (9/3), trong bối cảnh tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Lo ngại rằng việc Mỹ tăng lãi suất mạnh hơn sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế và do đó làm giảm tiêu thụ dầu. Dầu thô Brent tăng hơn 5 cent lên 82,71 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 5 cent lên 76,71 USD/thùng. Vào thứ Ba, giá dầu giảm hơn 3% và ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 1 sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell nhận xét rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ cần tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước, so với ước tính của các nhà phân tích là tăng 395.000 thùng. Dữ liệu công nghiệp vào cuối ngày thứ Ba cho thấy lượng hàng tồn kho dầu thô giảm lần đầu tiên sau 10 tuần tăng.
Theo dữ liệu chính thức, tồn trữ xăng của Mỹ giảm 1,1 triệu thùng, thấp hơn dự báo 1,8 triệu thùng, làm tăng thêm lo ngại về nhu cầu. Tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 138.000 thùng, so với dự báo giảm 1 triệu thùng.
Giá dầu giảm sau khi số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/3 vượt dự báo.
Theo nhà phân tích Vladimir Zernov của công ty cung cấp thông tin thị trường FX Empire, số liệu trên cho thấy tác động tiêu cực của việc tăng lãi suất. Các thị trường dầu mỏ đang trong xu hướng giảm, khi các nhà giao dịch lo ngại chính sách tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ gây sức ép lớn lên nền kinh tế.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội trong tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nêu lên khả năng lãi suất sẽ tăng mạnh hơn. Ông cho biết mức lãi suất đỉnh có thể cao hơn dự kiến trước đó và Fed sẽ chuẩn bị cho việc tăng lãi suất nhanh hơn nếu các số liệu cho phép.
Giá dầu thế giới ổn định vào đầu phiên giao dịch châu Á hôm thứ Tư (8/3), khi dữ liệu ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, sau khi thị trường sụt giảm trong phiên trước đó do lo ngại các đợt tăng lãi suất mạnh hơn của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu. Dầu thô Brent giao tháng 4 tăng 8 cent lên 83,37 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 4 cent xuống còn 77,54 USD/thùng.
Dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khoảng 3,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 3 tháng 3, theo các nguồn tin thị trường. Tồn trữ xăng tăng khoảng 1,8 triệu thùng, trong khi tồn trữ sản phẩm chưng cất tăng khoảng 1,9 triệu thùng.
Cả dầu Brent và dầu WTI đều giảm hơn 3% vào thứ Ba (7/3) sau bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ cần tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến.
Ông Andrew Lipow, trưởng nhóm cố vấn của công ty Lipow Oil Associates, cho rằng giá dầu trong phiên này vẫn tiếp tục chịu áp lực do những bình luận ủng hộ việc nâng lãi suất mạnh mẽ từ Fed. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên cũng đè nặng lên giá dầu.
Ngân hàng Barclays đã hạ dự báo giá dầu Brent trong năm 2023 từ 98 USD/thùng xuống 92 USD/thùng, và giá dầu WTI từ 94 USD/thùng xuống 87 USD/thùng, chủ yếu do các nguồn cung của Nga ổn định hơn dự đoán.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 4%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm khoảng 4% xuống mức thấp nhất trong hai tuần vào thứ Sáu (10/3), do dự báo thời tiết bớt lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong hai tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá LNG giao tháng 4 giảm 11,3 cent, tương đương 4,4%, xuống mức 2,430 USD/ (mmBtu), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 23/2. Hợp đồng giảm khoảng 19% trong tuần sau khi tăng khoảng 23% vào tuần trước.
Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 98,7 bcfd cho đến nay trong tháng 3 từ 98,2 bcfd trong tháng Hai. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 99,9 bcfd vào tháng 11 năm 2022.
Khi thời tiết lạnh hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 116,4 bcfd trong tuần này lên 119,2 bcfd vào tuần tới trước khi giảm xuống 118,9 bcfd trong hai tuần khi nhiệt độ bắt đầu ôn hòa khi mùa xuân đến.
Các kho dự trữ khí đốt cao hơn khoảng 22% so với mức trung bình 5 năm (2018-2022) trong tuần kết thúc vào ngày 3 tháng 3 và dự kiến sẽ kết thúc cao hơn khoảng 24% so với bình thường trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 3, theo dữ liệu liên bang và ước tính của các nhà phân tích.

Nguồn: VITIC/Reuter