Giá dầu thô Mỹ (WTI) giao tháng 9 tăng 67 cent, tương đương 0,7%, lên 97,09 USD/thùng, đảo ngược mức giảm của phiên trước và trên đà tăng gần 3% trong tuần.
Giá dầu thô Brent giao tháng 9, giảm 12 cent, tương đương 0,1%, ở mức 107,02 USD/thùng.
Cuộc họp tiếp theo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất lớn OPEC+ vào ngày 3/8.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Giá dầu có rất ít khả năng giảm sâu do đồng USD yếu và nguồn cung đang diễn ra căng thẳng.
Các nguồn tin OPEC+ cho biết nhóm sẽ xem xét giữ nguyên sản lượng dầu trong tháng 9.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng OPEC + sẽ rất khó để thúc đẩy nguồn cung do nhiều nhà sản xuất đang phải vật lộn để đáp ứng hạn ngạch sản xuất do thiếu đầu tư vào các mỏ dầu.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: "Sản lượng của OPEC bị hạn chế, mặc dù nguồn cung đang ổn định ở Libya và Ecuador. Việc đầu tư dưới mức ở nhiều nước thành viên sẽ khiến sản lượng bị hạn chế".
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 6/2022 tăng 1,32 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 98,8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 6/2022 tăng 234 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 28,72 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, UAE, Iran và Angola trong khi sản lượng giảm tại Libya và Venezuela.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,6 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng từ Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng giảm ở Anh, Brazil, Colombia và Indonesia.
Mỹ: Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu thô dự báo trung bình khoảng 11,9 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 5/2022 tăng 175 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,5 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,3 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL. Ước tính trong tháng 6/2022 sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ tăng 500 nghìn thùng/ngày đạt 9,8 triệu thùng/ngày; khí NGL sẽ tăng 14 nghìn thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ giảm 0,2 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 10,6 triệu thùng/ngày.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Hãng Bloomberg cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 5/2022 giảm 28 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 5/2022 giảm 43 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 15 nghìn thùng/ngày trong tháng 5/2022 so với tháng trước, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ tăng 42 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 2,1 triệu thùng/ngày, giảm 46 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I/2022 giảm. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 5/2022 giảm 121 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 2,9 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 5/2022 giảm 119 nghìn thùng/ngày, đạt 3,6 triệu thùng/ngày. Năm 2021 sản lượng nhiên liệu lỏng đạt 3,6 triệu thùng/ngày, giảm 78 nghìn thùng/ngày so với năm 2020.
Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,2 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.