Dầu thô Brent tăng 17US cent lên 86,48 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ ở mức 82,66 USD/thùng, tăng 14US cent.
Cả hai loại dầu đều ghi nhận mức tăng hàng tuần thứ tư vào tuần trước sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu kỷ lục vào năm 2023 là 101,9 triệu thùng/ngày (bpd), tăng 2 triệu thùng/ngày so với năm ngoái.
Trước đó giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ Hai (10/4), được hỗ trợ bởi triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn từ các nhà sản xuất OPEC+ từ tháng 5, nhưng lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu đã hạn chế mức tăng. Dầu thô Brent tăng 13 cent, tương đương 0,2%, lên 85,25 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ ở mức 80,84 USD/thùng, tăng 14 cent, tương đương 0,2%.
Sau thông báo này, nhà xuất khẩu Saudi Arabia đã nâng giá bán chính thức (OSP) của các lô hàng giao tháng 5/2023 cho khách hàng châu Á thêm 30 cents – 50 cents/thùng tuỳ loại dầu thô. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Saudi Arabia nâng giá bán dầu thô đối với khu vực châu Á. Tập đoàn tài chính ANZ (Australia) nhận định động thái trên của Saudi Arabia cho thấy nhu cầu sử dụng dầu thô của khu vực châu Á đang và sẽ tăng lên trong thời gian tới. Saudi Arabia hiện là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Thông tin hỗ trợ giá, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 2 giàn xuống 590 vào tuần trước, trong khi số giàn khoan khí đốt giảm 2 giàn xuống 158, theo báo cáo của Baker Hughes Co (BKR.O) hôm thứ Năm, một dấu hiệu cho thấy sản lượng của Mỹ sẽ không tăng trong thời gian tới.
Việc tăng lãi suất mạnh đã thúc đẩy đồng USD, khiến các hàng hóa định giá bằng đồng đô la như dầu mỏ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Giá dầu ít thay đổi vào đầu phiên giao dịch thứ Tư (12/4), sau khi dữ liệu cho thấy tồn trữ xăng và dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng, bù đắp những lo ngại về việc thắt chặt nguồn cung trước việc cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất OPEC. Dầu thô Brent giảm 5 UScent ở mức 85,57 USD/thùng, trong khi Dầu thô Mỹ giảm 6 UScent, còn 81,48 USD/thùng.
Dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô tăng khoảng 380.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7 tháng 4, các nguồn tin cho biết, khác với dự báo từ các nhà phân tích là giảm 600.000 thùng. Đồng thời, tồn kho xăng tăng khoảng 450.000 thùng, theo báo cáo của API, trong khi các nhà phân tích dự đoán mức giảm 1,6 triệu thùng.
Trước đó, giá dầu thế giới giảm vào phiên sáng thứ năm (13/4), sau khi tăng trong hai phiên trước đó do các nhà đầu tư vẫn thận trọng và lo ngại kéo dài về suy thoái kinh tế và và nhu cầu dầu yếu hơn. Dầu thô Brent giảm 19 cent, tương đương 0,2%, ở mức 87,14 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ giảm 16 cent, tương đương 0,2%, xuống 83,10 USD.
Toshitaka Tazawa, nhà phân tích tại Fujitomi Securities Co Ltd, cho biết: “Đà tăng giá đã kết thúc do lo ngại rằng suy thoái kinh tế có thể xảy ra ở Mỹ sẽ làm suy yếu nhu cầu dầu thô”. Ông cho biết thêm: “Dầu thô Mỹ (WTI) đã tăng trên 83 USD/thùng, gần mức giới hạn kỹ thuật cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, điều này cũng khiến các nhà đầu tư cảm thấy thận trọng”.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0,1% trong tháng trước, thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế là tăng 0,2% và giảm so với mức tăng 0,4% trong tháng 2, làm dấy lên kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ ngừng tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, giá dầu thô cũng chịu tác động từ việc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã tăng thêm 597.000 thùng, trái ngược với dự báo giảm 600.000 thùng của giới phân tích. Đồng thời, lượng sụt giảm của tồn trữ xăng, dầu thấp hơn dự báo.
Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm cho biết chính quyền có kế hoạch sớm bổ sung Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Mỹ và hy vọng sẽ bổ sung thêm với giá dầu thấp hơn.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ đã tăng cao sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga đồng ý cắt giảm sản lượng.
Do đó, thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể chứng kiến tình trạng khan hiếm vào nửa cuối năm 2023, điều này sẽ đẩy giá lên cao hơn, Fatih Birol, giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết hôm thứ Tư.
Giá dầu thế giới tăng vào đầu phiên thứ Sáu (14/4), sau khi giảm 1% trong phiên trước đó. Triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn do sản lượng dự kiến thấp hơn ở Nga đã hỗ trợ giá dầu. Giá dầu thô tăng 17 US cent, tương đương 0,2%, lên 86,26 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 20 US cent, tương đương 0,2%, lên 82,36 USD/thùng.
Triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn do sản lượng dự kiến thấp hơn ở Nga đã hỗ trợ giá dầu.
"Xuất khẩu dầu của Nga đang có dấu hiệu giảm," các nhà phân tích từ Ngân hàng ANZ cho biết trong một lưu ý khách hàng vào sáng thứ Sáu.
Về phía cầu, sự chú ý của nhà đầu tư tập trung vào báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng của IEA sẽ được công bố, với khả năng cơ quan này có thể hạ triển vọng nhu cầu toàn cầu do tăng trưởng kinh tế vĩ mô đang chững lại.
Báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố hôm thứ Năm đã chỉ ra những rủi ro suy giảm trong triển vọng nhu cầu trong mùa hè, do tăng trưởng yếu hơn, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, dữ liệu thương mại của Trung Quốc được công bố ngày hôm qua, cho thấy nhập khẩu dầu thô trong tháng 3 tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đã tạo tâm lý lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Giá dầu thế giới tăng nhẹ, tuy nhiên giá đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng do dữ liệu lạm phát của Mỹ giảm và đồng USD yếu hơn. Giá dầu thô Mỹ (WTI) đã tăng 2% trong tuần này, trong khi dầu thô Brent cao hơn 1,3%, cả hai loại dầu đều có tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Chỉ số đồng USD Mỹ đóng cửa hôm thứ Năm ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng Hai, sau khi dữ liệu giá sản xuất và tiêu dùng của Mỹ công bố trong tuần này, làm tăng lên kỳ vọng rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Đồng bạc xanh suy yếu khiến dầu được định giá bằng đồng USD rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, thúc đẩy nhu cầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng mức giá hiện tại có thể là mức trần kỹ thuật. Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết trong một ghi chú: “Có vẻ như đà tăng của giá dầu thô đã chạm ngưỡng giới hạn”.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng lên mức cao trong tháng 3/2023, khi nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới mở cửa lại nền kinh tế.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng lên mức cao trong tháng 3/2023, khi nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới mở cửa lại nền kinh tế.
Dữ liệu hải quan hôm thứ Năm cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 52,3 triệu tấn dầu thô trong tháng 3/2023, đạt mức nhập khẩu nhiều nhất kể từ tháng 6 năm 2020, ở mức 53,18 triệu. Tổng lượng nhập khẩu tháng 3/2023 tương đương với 12,37 triệu thùng mỗi ngày (bpd) và nâng tổng lượng nhập khẩu trong quý I/2023 lên 11,11 triệu thùng/ngày, tăng 6,7% hay 700.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2022. Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu nhiên liệu tinh chế trong tháng 3/2023 đạt 5,5 triệu tấn, đạt khoảng 1,42 triệu thùng/ngày. Trong quý I/2023, xuất khẩu sản phẩm tinh chế của Trung Quốc tăng 59,8% lên 18,2 triệu tấn, tương đương khoảng 1,62 triệu thùng/ngày.
Theo nhà phân tích Xu Peng thuộc công ty tư vấn JLC, xuất khẩu nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc sẽ tăng do biên lợi nhuận của mặt hàng xăng xuất khẩu hiện tại khá khả quan. Nhà phân tích cho biết thêm mức tăng trưởng nhu cầu dầu diesel thấp hơn dự kiến, trong khi tiêu thụ xăng nội địa tương đối ổn định. Nhu cầu dầu thô cũng được dự kiến sẽ tăng tại các nhà máy lọc dầu tư nhân lớn như Zhejiang Petrochemical (ZPC) và Hengli Petrochemical. Những nhà máy này được cho là đang hoạt động ở mức hoặc cao hơn công suất chính thức để thu lợi nhuận cao hơn từ mảng lọc dầu.
Tuy nhiên, IEA đã cảnh báo trong báo cáo hàng tháng rằng việc cắt giảm sản lượng do các nhà sản xuất OPEC+ công bố có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt nguồn cung dầu dự kiến trong nửa cuối năm.
Các nhà máy lọc dầu cũng đang tăng sản lượng xăng trước nhu cầu cao điểm vào mùa hè trong khi cắt giảm sản lượng dầu diesel trong bối cảnh biên lợi nhuận ngày càng giảm.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết các nhà đầu tư sẽ theo dõi việc công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý đầu tiên của Trung Quốc trong tuần này, dữ liệu này dự kiến sẽ tác động tích cực đến giá cả hàng hóa.
Đồng bạc xanh đang mạnh lên cùng với việc tăng lãi suất, khiến dầu được định giá bằng đồng đô la trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chuyên gia phân tích Tony Sycamore của công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến IG dự đoán xác suất Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng Năm tới là 78%, và sau đó sẽ hạ lãi suất chưa đến 0,6 điểm phần trăm vào cuối năm.
Trước đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí theo đuổi các mục tiêu sản lượng sau khi một số thành viên của nhóm này tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày trong một động thái bất ngờ trước cuộc họp.

 

Nguồn: VITIC/Reuter