IEA trụ sở tại Paris đã điều chỉnh giảm tăng trưởng nhu cầu 100.000 thùng trong năm 2019 xuống 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng cho biết tăng trưởng nhu cầu tăng lên 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2020.
IEA cho biết trong báo cáo dầu hàng tháng “tập trung chính vào nhu cầu do tâm lý kinh tế vẫn yếu... ảnh hưởng đối với nhu cầu đang trở nên rõ ràng”. “Triển vọng thương mại đang trở nên tồi tệ là một chủ đề chung trong khắp các khu vực”.
Tăng trưởng nhu cầu dầu dự báo với giả định duy trì thuế quan của Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt với hàng hóa trong năm 2018, nhưng IEA cho biết họ không tính các mức thuế tiếp theo của Mỹ đã thông báo trong tháng 5/2019.
IEA cũng cho rằng tăng trưởng nhu cầu mờ nhạt trong nửa đầu năm nay do ngành hóa dầu ở Châu Âu chậm lại, thời tiết ấm hơn trung bình tại nửa bắc bán cầu và nhu xầu xăng, dầu diesel tại Mỹ trì trệ.
Tăng trưởng nhu cầu có thể phục hồi lên 1,6 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay khi các biện pháp của chính phủ để giảm thiểu suy giảm kinh tế.
Các gói kích thích kinh tế có thể hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn. Ngoài ra các ngân hàng trung ương lớn đã dừng hay tăng lãi suất chậm lại, điều này hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2019 và năm 2020.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Venezuela, hiệp ước cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh, cuộc chiến tại Libya và các cuộc tấn công vào tàu chở dầu tại vùng Vịnh Oman bổ sung tình trạng không rõ ràng với nguồn cung.
Sản lượng của Iran đã giảm 210.000 thùng/ngày trong tháng 5/2019 xuống 2,4 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ cuộc chiến Iran - Iraq trong những năm 1980. Xuất khẩu giảm 480.000 thùng/ngày xuống 810.000 thùng/ngày.
Nguồn cung của Mỹ đang tăng cũng như sự gia tăng từ Brazil, Canada và Na Uy sẽ góp phần tăng nguồn cung của khu vực ngoài OPEC 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay và 2,3 triệu thùng/ngày trong năm 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters