Trong tháng 5, Trump đã rút khỏi thỏa thuận đa quốc gia mà theo đó các lệnh trừng phạt với Iran được dỡ bỏ đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân, được xác minh bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Kể từ đó Washington cho biết các nước phải dừng mua dầu của Iran kể từ ngày 4/11 hoặc đối mặt với các biện pháp tài chính.
Hãng tin nhà nước Iran, IRNA trích dẫn lời của Rouhani sau cuộc họp với lãnh đạo IAEA Yukiya Amano tại Vienna “hoạt động hạt nhân của Iran luôn vì mục đích hòa bình, nhưng Iran sẽ quyết định mức độ hợp tác với IAEA”. Ông nói “trách nhiệm thay đổi mức độ hợp tác của Iran với IAEA giảm do những người đã tạo ra tình huống mới này”. Trước đó Rouhani cho biết Tehran sẽ đứng vững chống lại những mối đe dọa của Mỹ về cắt giảm doanh số bán dầu từ Iran. “Người Mỹ cho biết họ muốn giảm xuất khẩu dầu mỏ của Iran xuống 0... Điều đó cho thấy họ không nghĩ về hậu quả”.
Trong ngày 3/7, ông Rouhani đã ám chỉ mối đe dọa sẽ làm gián đoạn xuất khẩu dầu mỏ từ các nước láng giềng nếu Washington cố gắng cắt giảm xuất khẩu của họ.
Ismail Kowsari, lãnh đạo của tổ chức Bảo vệ Cách mạng Iran được trích dẫn trên trang mạng của Câu lạc bộ các nhà báo trẻ (YJC) cho biết “nếu họ muốn dừng xuất khẩu dầu của Iran, chúng tôi sẽ không có phép bất kỳ lô hàng chở dầu nào đi qua eo biển Hormuz”.
Tổng thống Rouhani tại Vienna cố gắng cứu vớt thỏa thuận hạt nhân cho biết các lệnh trừng phạt của Mỹ là một “tội ác và xâm lược” và kêu gọi châu Âu và các chính phủ khác đứng lên để đương đầu với Trump. Ông nói “Iran sẽ sống sót với các lệnh trừng phạt này của Mỹ như họ đã sống trước đó. Chính phủ này của Mỹ sẽ không kéo dài mãi ... Nhưng lịch sử sẽ đánh giá các quốc gia khác dựa trên nhưng gì họ làm hôm nay”.
Ông Rouhani đã trả lời các phóng viên rằng nếu những nước ký kết còn lại - Anh, Pháp và Đức ở châu Âu cũng như Trung Quốc và Nga - có thể đảm bảo lợi ích của Iran thì Iran sẽ duy thì thỏa thuận hạt nhân mà không có Mỹ.
Đại diện của Iran tại OPEC, ông Hossein Kazempour Ardebili cho biết “yêu cầu của Trump rằng dầu của Iran không nên được mua, và áp lực của ông với các công ty châu Âu tại thời điểm khi Nigeria và Libya trong khủng hoảng, khi xuất khẩu dầu của Venezuela giảm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, khi tiêu thụ nội địa của Saudi Arabia tăng trong mùa hè không có gì ngoài tự gây thiệt hại”. Ông nói “điều đó sẽ tăng giá dầu trên các thị trường toàn cầu”. “Cuối cùng người tiêu dùng Mỹ sẽ trả giá cho chính sách của ông Trump”.
Liên minh châu Âu, một khu vực nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran đã tuyên bố sẽ giữ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được duy trì mà không có Mỹ bằng cách tiếp tục đầu tư và nhập khẩu dầu Iran. Nhưng các quan chức châu Âu thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến khó khăn để đảm bảo cho Tehran.
Các Bộ trưởng Ngoại giao từ 5 nước còn lại sẽ họp với các quan chức Iran tại Vienna vào hôm nay (6/7) để bàn về cách thức giữ hiệp ước.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet