Số liệu đó tương đương khoảng 10 triệu thùng/ngày, tăng từ 4,7 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Ông Ghosh cho biết trong hội nghị Dầu khí châu Á Thái Bình Dương (APPEC) tại Singapore, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 15,8 triệu thùng/ngày từ nay tới năm 2040. Tăng trưởng 5,9 triệu thùng/ngày của Ấn Độ chiếm khoảng 24% của sự gia tăng tổng thể.
Công suất lọc dầu của Ấn Độ sẽ tăng lên khoảng 439 triệu tấn/năm vào năm tài chính 2030 nhờ các nhà máy lọc dầu mới và hiện tại tiếp tục tăng cường cơ sở hạ tầng của họ, trong khi nhu cầu trong nước được dự báo tăng lên 356 triệu tấn/năm trong cùng giai đoạn này.
Công suất lọc dầu tăng nghĩa là Ấn Độ có thể xuất khẩu thêm các sản phẩm xăng dầu tới các nước khác ở khu vực này.
Ông Ghosh cho biết bên lề hội nghị “trong tương lai, khoảng 5 tới 7 năm tới khi thêm các nhà máy lọc dầu, với công suất lớn hơn, cơ sở hạ tầng xuất khẩu tốt hơn đi cùng với điều đó”. “Thì sẽ có khả năng, nếu nhu cầu trong nước không tăng vì giá cao, các nhà máy lọc dầu sẽ đủ cạnh tranh để cung cấp các sản phẩm cho toàn bộ khu vực này, có thể đông Phi hay châu Á”.
Tăng trưởng kinh tế mạnh của Ấn Độ và lợi thế nhân khẩu học có nhiều người trẻ sẽ vẫn là những động lực quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu năng lượng của họ. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại vào năm 2024 tới 2025.
Trong khi sự thay thế nhiên liệu và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn dự kiến làm giảm nhu cầu dầu mỏ, yếu tố làm sụt giảm lớn nhất sẽ đến từ sự gia tăng đáng kể trong giá dầu. Nền kinh tế của Ấn Độ rất nhạy cảm với giá dầu. Giá dầu tăng 10 USD/thùng sẽ làm giảm GDP của Ấn Độ từ 0,2 tới 0,3%.
Ấn Độ là khách mua dầu lớn của Iran và đang tìm cách được miễn trừ với các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với Iran trong tháng 11/2018.
Ông nói “chúng tôi sẽ phải tăng cường mua từ các nguồn khác ... Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ khá linh hoạt. Họ không phụ thuộc vào bất cứ loại dầu thô nào. Vì thế họ có thể quản lý các nguồn thay thế”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet