Con số này tăng nhẹ so với mức tăng hàng tháng trước đó là 400.000 thùng/ngày.
Trong khi các quốc gia nhập khẩu dầu có thể sẽ thất vọng vì OPEC+ đã không làm nhiều hơn để giảm bớt áp lực lên giá dầu thô, có lẽ động thái hợp lý nhất là kiên định với lộ trình đã thỏa thuận và chờ xem mọi thứ diễn ra như thế nào trong thời gian tới.
Nga cung cấp tới 5 triệu thùng/ngày dầu thô và khoảng 2 triệu thùng/ngày sản phẩm, chủ yếu cho khách hàng mua ở châu Âu và châu Á.
Xuất khẩu dầu thô của Nga dường như ổn định trong tháng 3, theo dữ liệu Kpler ước tính các lô hàng đạt 4,45 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với 4,6 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Châu Âu nhập khẩu 2,06 triệu thùng/ngày trong tháng 3, giảm so với 2,97 triệu thùng/ngày của tháng 2, trong khi châu Á nhập khẩu 1,84 triệu thùng/ngày trong tháng 3, tăng so với mức 1,39 triệu thùng/ngày của tháng 2.
Trung Quốc với việc áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại do COVID đang diễn ra ở một số thành phố lớn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu và tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022, đồng thời cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt với Nga có thể gây ra một “cú sốc” về nguồn cung trên toàn cầu.

Trong báo cáo hàng tháng, IEA đã giảm gần 1 triệu thùng/ngày trong dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu xuống còn 99,7 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Dù vẫn còn quá sớm để biết được tình hình hiện nay sẽ diễn biến như thế nào, nhưng cuộc khủng hoảng này có thể dẫn đến những sự thay đổi lâu dài cho thị trường năng lượng.

Nga, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã bị áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt quốc tế. Điều này đã khiến giá dầu thế giới tăng mạnh. Dù các biện pháp trừng phạt này không nhằm vào thị trường năng lượng, nhưng IEA cho biết các công ty dầu lớn, các hãng vận tải và nhiều ngân hàng đã “tránh hoạt động kinh doanh với Nga”. Ngoài ra, Mỹ và Anh đã công bố các lệnh cấm nhập khẩu dầu từ nước này.

Theo IEA, không thể đánh giá thấp tác động của khả năng mất nguồn cung dầu từ Nga cho các thị trường toàn cầu.

Cơ quan này cho rằng khả năng gián đoạn trên quy mô lớn trong hoạt động sản xuất của Nga do các lệnh trừng phạt diện rộng cũng như việc các công ty tránh mua dầu của Nga đang đe dọa gây ra một cú sốc về nguồn cung dầu trên toàn cầu.

Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,7 triệu thùng/ngày. Nhu cầu chậm hơn so với dự đoán ở các nước tiêu thụ chính của OECD và sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19.

Trong khu vực OECD, nhu cầu dầu năm 2021 tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 44,6 triệu thùng/ngày do nhu cầu xăng giảm do nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế làm giảm nhu cầu về nhiên liệu vận tải.

Tại khu vực ngoài OECD, nhu cầu dầu năm 2021 tăng 3,1 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 52,0 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tăng được thúc đẩy bởi các nước Trung Đông và Châu Phi. Kinh tế phục hồi mạnh sẽ kích thích nhu cầu nhiên liệu công nghiệp, nhu cầu nhiên liệu hóa dầu sẽ hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu năm 2021. Các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp Covid-19, trong bối cảnh việc triển khai tiêm chủng vắc xin được đẩy nhanh.

Hiện tại trong tháng 03/2022 những thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu- đặc biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ chậm lại, lạm phát gia tăng và bất ổn chính trị đang diễn ra sẽ tác động đến nhu cầu dầu ở các khu vực.

OPEC dự báo năm 2022, nhu cầu dầu thô trên thế giới tăng thêm 4,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,8 triệu thùng/ngày.

 

Nguồn: VITIC/Reuters