Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết thế giới sẽ cần 32,05 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ 15 nước thành viên trong năm 2019, giảm 130.000 thùng so với dự báo trong tháng trước đó. Sự sụt giản nhu cầu đối với dầu thô OPEC nghĩa là có ít căng thẳng hơn với các nhà sản xuất khác để bù cho thiếu hụt nguồn cung tại Venezuela và Libya, khả năng tiếp theo là Iran do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Giá dầu giảm sau khi báo cáo của OPEC được công bố. Giá đã giảm kể từ khi vượt đỉnh 80 USD/thùng trong năm nay (lần đầu tiên kể từ năm 2014), do dự đoán nguồn cung tăng thêm sau khi OPEC đồng ý nới lỏng thỏa thuận cắt giảm nguồn cung và những lo lắng kinh tế.
OPEC cho biết lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu đã gây sức ép cho giá dầu thô trong tháng 7/2018, mặc dù họ dự đoán hỗ trợ các sản phẩm xăng dầu. “Sự phát triển kinh tế toàn cầu khỏe mạnh và sự gia tăng hoạt động công nghiệp sẽ hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu chưng cất trong những tháng tới, dẫn đầu là sự sụt giảm trong dự trữ dầu diesel”.
Ngày 22-23/6/2018, OPEC và tổ chức các nước ngoài OPEC đã đồng ý quay lại mức tuân thủ 100% theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng bắt đầu từ tháng 1/2017, sau nhiều tháng sản xuất yếu kém tại Venezuela và các nước khác đã đẩy mức tuân thủ lên trên 160%.
Trong báo cáo này, OPEC cho biết sản lượng dầu của khối trong tháng 7/2018 tăng lên 32,32 triệu thùng/ngày. Mặc dù cao hơn so với dự báo nhu cầu năm 2019, số liệu này chỉ tăng 41.000 thùng/ngày so với tháng 6/2018 do Saudi Arabia cắt giảm sản lượng bù cho sự gia tăng ở những nơi khác. Trong tháng 6/2018, Saudi Arabia đã bơm nhiều hơn do họ chú ý tới những lời kêu gọi từ Mỹ và các nước tiêu dùng khác để bù cho những thiếu hụt từ nơi khác. Nhưng vương quốc này cho biết họ không muốn thị trường bị dư cung và họ sẽ không cố để đẩy thêm dầu ra thị trường ngoài nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu dầu nhanh chóng đã giúp OPEC cân bằng thị trường dự kiến ở mức vừa phải trong năm tới. OPEC dự kiến nhu cầu dầu thế giới tăng 1,43 triệu thùng/ngày, ít hơn 20.000 thùng/ngày so với dự báo trong tháng trước và chậm hơn so với 1,64 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Trong tháng 7/2018, Saudi Arabai đã cho biết họ giảm sản lượng 200.000 thùng/ngày xuống 10,288 triệu thùng/ngày, bù cho sự gia tăng sản lượng tại các quốc gia khác như Kuwait và Nigeria. Điều này nghĩa là mức thuân thủ với thỏa thuận cắt giảm nguồn cung ban đầu giảm xuống 126%, theo tính tóan của Reuters, nghĩa là các thành viên vẫn giảm sản lượng nhiều hơn đã cam kết. Số liệu mức tuân thủ trong tháng 6/2018 là 130%. Sản lượng trong tháng 7/2018 của OPEC cao hơn 270.000 thùng/ngày so với dự kiến nhu cầu dầu của OPEC trung bình trong năm tới, chỉ ra dư thừa nhẹ trong thị trường.
Giá tăng sau thỏa thuận của OPEC đã thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung của đối thủ và sự tăng vọt trong dầu đá phiến của Mỹ. OPEC dự kiến sản lượng của các nước ngoài OPEC tăng 2,13 triệu thùng/ngày vào năm tới, nhiều hơn 30.000 thùng/ngày so với dự báo trong tháng trước đó.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet