Ngày 13/3 giá dầu Brent giảm 41 US cent tương đương 0,6% xuống 69,22 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 41 US cent xuống 65,61 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent kết thúc tuần gần như đi ngang, sau khi chạm mức cao nhất trong 13 tháng vào thứ hai (8/3), sau 7 tuần tăng liên tiếp.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ dự báo nhu cầu dầu sẽ phục hồi mạnh hơn trong năm nay, tính đến nửa cuối năm. OPEC, Nga và các đồng minh tuần trước đã quyết định duy trì mức hạn chế sản lượng gần như không thay đổi.
Các công ty năng lượng Mỹ lần đầu tiên cắt giảm số lượng hoạt động giàn khoan dầu và khí tự nhiên kể từ tháng 11 ngay cả khi giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2018.
Tuần này, chính phủ đã điều chỉnh giảm sản lượng dầu thô dự kiến giảm trong năm 2021. Sản lượng dự kiến giảm 160.000 thùng ngày vào năm 2021 xuống 11,15 triệu thùng/ngày, mức giảm nhỏ hơn so với dự báo hàng tháng trước đó là giảm 290.000 thùng/ngày.
Mỹ- nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chứng kiến sự sụt giảm lớn đối với các kho dự trữ xăng của Mỹ vào tuần trước khi cơn bão mùa đông ở Texas làm gián đoạn sản lượng lọc dầu.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết giá dầu cao hơn được kỳ vọng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ tăng sản lượng.
JPMorgan dự kiến sản lượng dầu của Mỹ đạt trung bình 11,36 triệu thùng/ngày trong năm nay so với 11,32 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Giá dầu đã tăng dần từ đầu năm 2021 đến nay do các nhà sản xuất dầu lớn hạn chế nguồn cung và việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 tăng nhanh, làm tăng hy vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng lên và các nền kinh tế hồi phục sau tác động do đại dịch gây ra.

Số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng nhanh  trong tháng 1-2/2021, hoạt động lọc dầu tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia đã cắt giảm tới 15% nguồn cung dầu thô giao tháng 4/2021 cho ít nhất 4 khách hàng ở khu vực Bắc Á, trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu hàng tháng bình thường đối với các nhà máy lọc dầu Ấn Độ.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, trong tháng này đã quyết định sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sang tháng 4/2021.

Gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ đã được thông qua trong tháng này, làm tăng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nhà phân tích cho biết Washington đang cân nhắc việc tăng thuế đối với các tập đoàn, những người có thu nhập cao và nhiên liệu để chi trả cho một kế hoạch cơ sở hạ tầng quy mô lớn, mà có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ.

Giá dầu đã chịu sức ép bởi đồn đoán về cơn bão mùa Đông xảy ra hồi tháng trước ở Texas có thể tiếp tục làm tăng lượng dầu trong các kho dự trữ dầu.

 

Nguồn: VITIC/Reuters