Những dấu hiệu nhu cầu đang giảm tác động tới tâm lý, đẩy giá tương đương với thời điểm công bố việc cắt giảm sản lượng lần đầu tiên năm ngoái.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 11 cent hay 0,23% xuống 47,26 USD/thùng. Dầu WTI kỳ hạn giảm 11 cent hay 0,25% xuống 44,63 USD/thùng.
Giá cả hai loại dầu này đã giảm gần 13% kể từ cuối tháng 5, khi các nhà sản xuất dẫn đầu là OPEC gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đến hết tháng 3/2018.
Các thương nhân cho biết yếu tố chính đẩy giá thấp là sản lượng dầu của Mỹ tăng ổn định đang phá hoại nỗ lực thắt chặt thị trường của OPEC.
Goldman Sachs cho biết “các giàn khoan dầu của Mỹ tiếp tục tăng, tăng 6 giàn trong tuần trước ... kể từ mức đáy vào 27/5/2016, các nhà sản xuất đã bổ sung 431 giàn khoan dầu”.
Ngân hàng này cho biết nếu số giàn khoan ở những mức hiện nay, các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ sẽ tăng 770.000 thùng/ngày từ quý 4/2016 đến quý 4/2017 tại các mỏ dầu đá phiến ở Permian, Eagle Ford, Bakken và Niobrara.
Các nguồn cung cấp từ OPEC và các nhà sản xuất khác tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng, như Nga cũng vẫn cao do một số nước không tuân thủ hoàn toàn với cam kết của họ.
Cũng có các chỉ số rằng tăng trưởng nhu cầu tại châu Á, khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới đang chậm lại.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nhập khẩu dầu mỏ đã thông quan của Nhật Bản giảm 13,5% trong tháng 5 so với tháng 5/2016, xuống 2,83 triệu thùng/ngày.
Ấn Độ, gần đây đã vượt qua Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai của châu Á, nhu cầu tháng 5 đã giảm 4,2% trong tháng 5 so với tháng 5/2016.
Tại Trung Quốc, đang cạnh tranh với Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đang chậm lại tại một số thời điểm, mặc dù từ những mức kỷ lục, và giới phân tích dự kiến tăng trưởng chậm tiếp trong những tháng tới.
Ngân hàng ANZ cho biết “việc giảm dư thừa dầu mỏ sẽ là thử thách”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet