Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 20 US cent hay 0,3% lên 72,48 USD/thùng sau khi sụt giảm 3% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 10 US cent hay 0,2% lên 67,04 USD/thùng sau khi giảm 3,22%.
Tony Nunana, nhà quản lý rủi ro tại công ty Mitsubishi, Tokyo cho biết “thị trường này được hỗ trợ bởi những lo ngại các lệnh trừng phạt với Iran sẽ khiến giảm nguồn cung của Iran”.
Ngày 7/8/2018 Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt với một lĩnh vực chống lại Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC.
Các lệnh trừng phạt mới chưa nhắm tới dầu mỏ của Iran cho tới tháng 11/2018, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn càng nhiều nước có thể cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran xuống bằng 0.
Trung Quốc đang áp đặt thuế 25% với 16 tỷ USD hàng nhập khẩu bổ sung từ Mỹ, gồm các hàng hóa từ nhiên liệu, sản phẩm thép tới ô tô và thiết bị y tế.
Cuộc chiến thương mại đang diễn ra khiến các thị trường toàn cầu và giới dầu tư lo sợ bất kỳ sự suy giảm tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc phục hồi nhẹ trong tháng 7/2018 sau hai tháng sụt giảm, nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong năm nay do nhu cầu giảm từ các nhà máy lọc dầu độc lập nhỏ.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã nhập 8,48 triệu thùng/ngày trong tháng trước, tăng từ 8,18 triệu thùng/ngày một năm trước và từ 8,36 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2018.
Trong khi đó Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo dự trữ dầu thô giảm 1,4 triệu thùng trong tuần trước, chưa bằng một nửa dự báo giảm 3,3 triệu thùng của các nhà phân tích.
Dự trữ xăng bất ngờ tăng 2,9 triệu thùng, ngược với dự báo giảm 1,7 triệu thùng trong một thăm dò của Reuters.
Giá tăng có thể bị hạn chế khi Iraq cắt giảm giá bán chính thức với dầu Basra Light giao tháng 9 cho các khách hàng châu Á.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet